thức về phạm vi áp dụng để dự phòng những hậu quả xấu có thể xảy ra, khi
dùng đối tượng cho trước ra ngoài những điều kiện, hoàn cảnh quen thuộc,
truyền thống.
Một trong những đòi hỏi của sự phát triển là các thành phẩm (hiểu theo
nghĩa rộng) sử dụng trên thực tế, phải có tính ích lợi ngày càng cao và phạm
vi áp dụng ngày càng rộng. Để đáp ứng đòi hỏi đó, người sáng tạo cần luôn
tìm kiếm những ý tưởng, những giải pháp mới.
Để đánh giá đối tượng cho trước có phải là sáng tạo hay không, chúng
ta có thể dùng chương trình gồm năm bước sau:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐỐI TƯỢNG
CHO TRƯỚC LÀ SÁNG TẠO HAY KHÔNG?
Bước 1: Chọn đối tượng tiền thân.
Bước 2: So sánh đối tượng cho trước với đối tượng tiền thân.
Bước 3: Tìm "tính mới" của đối tượng cho trước.
Bước 4: Trả lời câu hỏi: "Tính mới đó đem lại ích lợi gì? Trong
phạm vi áp dụng nào?"
Bước 5: Kết luận theo định nghĩa sáng tạo.
Ví dụ 1: Đối tượng cho trước là cây bút chì thân gỗ có tiết diện ngang
hình lục giác đều.
Bước 1: Chọn đối tượng tiền thân là cây bút chì thân gỗ có tiết diện
ngang hình tròn.
Bước 2: Dùng các giác quan và suy nghĩ để so sánh cây bút chì cho
trước với cây bút chì tiền thân.
Bước 3: Tìm "tính mới". Cây bút chì cho trước khác cây bút chì tiền
thân ở tiết diện ngang là hình lục giác thay vì hình tròn.