Sau Cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỷ 16 – 17, thúc đẩy sự hình thành
chủ nghĩa tư bản, tình hình thay đổi hẳn. Các xí nghiệp tư bản, nơi tập trung
nhiều công nhân, khó có thể ràng buộc họ giữ bí mật về các sáng chế. Xuất
hiện nhu cầu xã hội phải có một hệ thống bảo hộ các sáng chế, nếu không,
một sáng chế vừa đưa áp dụng vào sản xuất, lập tức bị lộ. Những chủ xí
nghiệp khác có thể lặp lại một cách dễ dàng sáng chế đó mà không mất công
sức, chi phí đầu tư để tạo ra nó, làm thiệt hại lợi ích của nhà sáng chế, cũng
có nghĩa, của nhà tư sản. Giai cấp tư sản mà tỷ trọng theo dân số và quyền
lực ngày càng tăng, gây sức ép với chính phủ ban hành luật bảo hộ các
quyền lợi vật chất nảy sinh do các sáng chế mới tạo ra. Hệ thống patent gần
với hệ thống patent hiện đại do nhà vua Jacob Stewart ký, ra đời ở Anh năm
1623 trong đạo luật có tên gọi "Điều lệ về độc quyền". Đạo luật patent của
Anh năm 1623 và các luật patent của các nước châu Âu khác được thông
qua sau đó, đã tạo ảnh hưởng tích cực đến sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển
lực lượng sản xuất.
Đến đây, bạn đọc có thể thấy khái niệm sáng chế, một mặt phức tạp hơn
khái niệm phát minh vì nó còn liên quan trực tiếp đến kinh tế, xã hội, luật
pháp. Mặt khác, nội dung của khái niệm sáng chế thu hẹp lại: chỉ dùng cho
lĩnh vực kỹ thuật và được luật hóa chặt chẽ. Vậy sáng chế theo nghĩa hẹp
được hiểu như thế nào?
Tuy luật patent của những nước khác nhau có những điểm khác nhau
nhưng về đại thể, một đối tượng có khả năng được công nhận sáng chế về
mặt pháp lý, phải cùng lúc thỏa mãn các yêu cầu sau:
1. Là giải pháp kỹ thuật, bao gồm ý tưởng và cách thực hiện không trái
với các kiến thức mà nhân loại biết cho đến nay, không nhất thiết phải chế
tạo thử một cái để chứng minh.
Nếu chỉ là ý tưởng đơn thuần (giống trong các truyện khoa học viễn
tưởng) như để giảm các thiên tai trên Trái Đất, làm sao chọn được quỹ
đạo mới cho Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời để chuyển nó sang,
mà không trình bày được cách làm cụ thể: làm sao là làm những gì và
làm như thế nào thì không được coi là giải pháp kỹ thuật. Thậm chí,