GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 134

Trước Newton, có nhiều người nhìn thấy trái cây rụng hoặc vật gì đó
rơi, tại sao họ không phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn?...

Những năng lực cần có để cá nhân có thể bắt được các gợi ý là những
năng lực gì? Chúng thuộc bẩm sinh hay có thể luyện tập mà thành?
Nếu luyện tập thì cần luyện tập những gì? như thế nào?...

Trong mục nhỏ này, người viết trình bày mô hình của tính nhạy bén tư

duy, do B.M. Keđrov khởi xướng, góp phần trả lời một số câu hỏi nêu trên.
Ở đây, tính nhạy bén tư duy được hiểu là khả năng phát hiện ra giá trị của
thông tin và sử dụng giá trị ấy để giải bài toán, trong khi nhiều người khác
cũng tiếp thu thông tin đó nhưng không phát hiện ra giá trị của nó. Rõ ràng,
Archimedes, Newton, Kekule, Menđeleev, Brandt, Watt... có tính nhạy bén
tư duy cao hơn những người khác.

Để dễ hiểu và dễ trình bày, người viết bắt đầu bằng thí nghiệm sau:

Các nhà nghiên cứu đưa ra hai bài toán.

Bài toán A: “Hãy xếp tất cả các khối lập phương để ở sàn nhà lên mặt của

một cái bàn cho trước”.

Bài toán B: “Hãy dùng sáu que diêm xếp thành hình gồm bốn tam giác

đều”.

Hai bài toán được giao cho từng người thuộc hai nhóm riêng biệt để giải.

Nhóm thứ nhất phải giải bài toán A trước rồi giải bài toán B.

Nhóm thứ hai, ngược lại, phải giải bài toán B trước rồi giải bài toán A.

Trong khoảng thời gian dành cho giải bài toán A, cho phép những ai chưa
giải được bài toán B quay trở lại giải tiếp bài toán B.

Việc đảo ngược thứ tự giải bài toán là điểm khác nhau duy nhất giữa hai

nhóm. Các điều kiện như cách lựa chọn người vào hai nhóm, thời gian dùng
để giải bài toán... đều như nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.