lời giải. Chừng nào bài toán chưa có lời giải, người giải bài toán còn tiếp tục
suy nghĩ về nó ở mức ý thức, tiềm thức và vô thức. Sau khi tìm ra lời giải,
người giải không suy nghĩ về bài toán nữa, tương tự như đã tìm ra câu trả lời
cho câu hỏi nảy sinh trong đầu: Thỏa mãn nhu cầu nhận thức cụ thể cho
trước.
Đối với nhóm thứ nhất, bài toán A phải giải trước. Đây là bài toán dễ, nên
100% số người của nhóm thứ nhất tìm ra lời giải, họ không còn nghĩ về bài
toán A nữa. Khi chuyển sang giải bài toán B, những người của nhóm thứ
nhất không thấy được mối liên hệ giữa bài toán A và bài toán B, coi bài toán
B độc lập với bài toán A. Điều này có nghĩa, họ không bắt được gợi ý “hình
không gian” có trong bài toán A với giá trị giúp giải bài toán B. Bài toán B
là bài toán khó nên, giả sử, chỉ có 70% số người nhóm thứ nhất giải được.
Như vậy, ở nhóm thứ nhất có 70% số người giải được cả hai bài toán.
Đối với nhóm thứ hai, họ phải giải bài toán B trước. Những người trong
nhóm thứ hai và nhóm thứ nhất là tương đương về khả năng, nên ở nhóm
thứ hai cũng có 70% số người giải được bài toán B. 30% số người của nhóm
thứ nhất và hai không giải được bài toán B vì những người này không vượt
qua được vật cản từ “hình phẳng” sang “hình không gian”. Vật cản loại này
trong đầu người suy nghĩ giải bài toán được gọi là vật cản tâm lý–nhận thức.
Sau đó, nhóm thứ hai chuyển sang giải bài toán A và 100% số người giải
được bài toán A. Tuy nhiên, so với nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai có những
khác biệt:
Chúng ta hãy tập trung chú ý đến 30% số người của nhóm thứ hai không
giải được bài toán B phải chuyển sang giải bài toán A. Lúc này, đường suy
nghĩ 1 giải bài toán B vẫn còn trong đầu họ và giải bài toán A, họ có thêm
đường 2 (xem Hình 52). Ai trong số họ thiết lập được mối liên kết giữa hai
đường này thì một trong hai hiệu ứng: Cầu nhảy vượt qua hoặc đường hầm
chui qua vật cản tâm lý–nhận thức xảy ra. Người đó sẽ vượt qua được vật
cản tâm lý–nhận thức để đi đến lời giải của bài toán B. Nói cách khác, ai lập
được “mối liên kết giữa hai đường” có nghĩa, người đó bắt được gợi ý
“hình không gian” có trong bài toán A. Giả sử, có thêm 10% số người của