3. Đường truyền thông tin 2 : Nếu thông tin đến từ bên ngoài, thông tin
được các giác quan của cá nhân tiếp thu và truyền lên vỏ não, nơi đang diễn
ra quá trình suy nghĩ giải bài toán. Ví dụ, nước đẩy người lên, táo rơi, mạng
nhện... Nếu thông tin đến từ bên trong, như trường hợp nằm mơ chẳng hạn,
chúng ta cũng có đường truyền thông tin 2 .
4. Mối liên kết giữa đường 1 và đường 2 thể hiện ở việc, các nhà phát
minh, sáng chế nói trên bắt và sử dụng được các “gợi ý” là các giá trị do các
thông tin đường 2 mang lại. Nhờ vậy, họ đã giải được các bài toán của
mình.
Khái quát lên, mô hình tính nhạy bén tư duy có thể biểu diễn thành
Hình 53. Trong đó, Hình 53a dành cho trường hợp thông tin đến từ bên
ngoài và Hình 53b – thông tin bên trong.
Hình 53: Mô hình tính nhạy bén tư duy
Mô hình tính nhạy bén tư duy nói lên nhiều điều. Dưới đây, người viết
trình bày một số, bạn đọc còn có thể tìm thêm để trả lời các câu hỏi nêu ra
trong phần đầu của mục nhỏ 6.4.5 này.
1. Lời giải bài toán cho trước phụ thuộc vào tổ hợp các thông số của bốn
yếu tố: Đường 1, đường 2, mối liên kết hai đường và vật cản tâm lý–nhận