GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 140

ràng có trong đường 2 .

A3: Người giải suy nghĩ đạt đến mức cần thiết, hiểu theo nghĩa, có thể bắt

được gợi ý, dù đấy là gợi ý dưới dạng ẩn có trong đường 2 .

B1: Thông tin có trong đường 2 không liên quan đến bài toán đang giải,

nói cách khác, không chứa gợi ý giúp giải bài toán cho trước. Trong trường
hợp này sẽ không xảy ra các hiệu ứng cầu nhảy hoặc đường hầm.

B2: Thông tin có trong đường 2 chứa gợi ý giải bài toán cho trước dưới

dạng ẩn, hiểu theo nghĩa, nếu người giải bắt được gợi ý một cách chắc chắn,
người suy nghĩ có thể vượt qua được vật cản tâm lý–nhận thức để đi đến ý
tưởng lời giải của bài toán cho trước.

B3: Thông tin có trong đường 2 chứa gợi ý rõ ràng giải bài toán, hiểu

theo nghĩa, kể cả người chỉ lập được mối liên kết lỏng lẻo giữa hai đường 1
và 2 cũng có thể dễ dàng bắt được gợi ý.

C1: Không lập được mối liên kết, người suy nghĩ bỏ qua cả những gợi ý

rõ ràng giúp giải bài toán cho trước.

C2: Mối liên kết lỏng lẻo giúp bắt được gợi ý rõ ràng nhưng chỉ bắt được

gợi ý dưới dạng ẩn với một xác suất nào đó.

C3: Mối liên kết chắc chắn giúp bắt được cả những gợi ý rõ ràng và

những gợi ý dưới dạng ẩn.

D1: Đây là bài toán dễ, không cần gợi ý vẫn có thể giải được.

D2: Đây là bài toán khó, cần có những gợi ý mới để giúp vượt qua vật cản

tâm lý–nhận thức.

D3: Đây là bài toán không giải được trong các điều kiện hiện nay về tri

thức, phương tiện... Nói cách khác, nó có thể giải được trong tương lai, sau
khi các tiền đề cần thiết xuất hiện.

Công thức tổng quát A

a

– B

b

– C

c

– D

d

với a, b, c, d = 1 ÷ 3 cho chúng ta

81 trường hợp của mô hình tính nhạy bén tư duy. Nếu chi tiết hóa các khả
năng của các yếu tố A, B, C, D thêm nữa, số các trường hợp còn tăng lên
gấp bội. Chúng ta thử xem xét một số trong những trường hợp đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.