thức. Rất tiếc, đến nay, các thông số của bốn yếu tố nói trên còn chưa được
các nhà nghiên cứu làm rõ một cách định tính để đặt tên, lại càng chưa nói gì
đến định lượng. Trong khi chờ đợi điều đó xảy ra, thay vì các khái niệm
khoa học, người viết đành phải dùng những khái niệm đời thường để trình
bày những ý mình định nói và nhấn mạnh một số trường hợp đặc biệt, xem
Hình 54: Bảng một số khả năng của bốn yếu tố thuộc mô hình tính nhạy bén
tư duy.
Hình 54: Bảng một số khả năng của bốn yếu tố thuộc mô hình tính
nhạy bén tư duy
Trước hết, người viết giải thích các thông số có trong Hình 54.
A1: Tuy có bài toán nhưng người giải không suy nghĩ giải nó vì nhiều lý
do, như bài toán không xuất phát từ nhu cầu cấp bách của cá nhân; cá nhân
không có xúc cảm thúc đẩy suy nghĩ; cá nhân cho rằng người khác phải giải
chứ không phải là mình... Rõ ràng, không có đường 1 (đường cầu) thì
đường 2 (đường cung) không có ý nghĩa gì, dù đường 2 có thể chứa
những gợi ý (thông tin) quý hơn vàng.
A2: Người giải có suy nghĩ giải bài toán nhưng chưa đạt đến mức cần
thiết, hiểu theo nghĩa, chưa đủ để có thể bắt được gợi ý, dù đấy là gợi ý rõ