GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 141

a) A1 – Bb – Cc – Dd, trong đó b, c, d =

1 ÷ 3

: Bài toán không được giải.

b) Aa – Bb – Cc – D3, trong đó a, b, c =

1 ÷ 3

: Bài toán chưa giải được trong tình hình hiện nay.

c) A2 (hoặc A3) – Bb – Cc – D1, trong

đó b, c = 1 ÷ 3

: Bài toán dễ.

d) A3 – B3 – C3 – D 2

: Bài toán khó và giải được một cách chắc chắn nhờ

hiệu ứng cầu nhảy.

e)

[

A3 – B3 – C2 – D2][r1] [A[3]r7 – B2

– C2 – D2]

r1

A2 – B3 – C2 – D 2

: Bài toán khó, giải được với một xác suất nào đó nhờ

hiệu ứng đường hầm.

2. Theo mô hình trên Hình 53, ngoài may mắn có những gợi ý tình cờ từ

bên ngoài hoặc bên trong (nằm mơ), tính nhạy bén tư duy cao của người giải
thể hiện ở chỗ người giải có đường 1 đậm và có khả năng lập được mối
liên kết chắc chắn. Để có đường 1 đậm, người giải phải thực sự suy nghĩ về
bài toán với những xúc cảm phù hợp. Để minh họa, chúng ta cùng xem xét
hai trường hợp cực đoan dưới đây.

a. Nếu chúng ta làm thí nghiệm, thử để tiền, vàng trên đường thì bất cứ ai

đi qua tình cờ trông thấy, chắc chắn sẽ nhặt lên, hoặc để trả cho người mất,
hoặc để... mình dùng hộ. Điều này có thể giải thích dựa trên mô hình tính
nhạy bén tư duy. Trong xã hội, người nào trong đầu cũng biết: Tiền, vàng là
quý, đem lại nhiều ích lợi, thỏa mãn nhiều loại nhu cầu cá nhân. Người nào
cũng luôn mong muốn, thậm chí, khao khát có nhiều tiền, vàng nhưng
không biết cách làm sao đạt được mục đích đó: Luôn có vấn đề về tiền,
vàng. Nói cách khác, đường 1 về tiền, vàng rất đậm trong đầu mỗi người.
Nay thấy tiền, vàng nằm sẵn trên đường: Thông tin trong đường 2 là gợi ý
quá rõ ràng. Người trông thấy tiền, vàng lập mối liên kết giữa đường 1 và
đường 2 không chút khó khăn, nhờ hiệu ứng cầu nhảy, vượt qua vật cản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.