chúng trở lại bài toán mình đang giải, xem chúng có giúp mình giải bài toán
hay không và cứ như thế cho đến khi giải được bài toán.
Quay trở lại bài toán trên, công việc sơn bao gồm nhiều dấu hiệu (khía
cạnh...) như:
a. Phủ một lớp lên đối tượng cần sơn
b. Thay đổi màu sắc đối tượng cần sơn
c. Tạo ra lớp bề mặt bảo vệ đối tượng cần sơn
Căn cứ dấu hiệu a), người giải có thể liên tưởng đến các lĩnh vực như xi
mạ, trải bêtông lên mặt đường, cắt may quần áo, tráng nhựa lên giấy, dán
phủ (gỗ, giấy...), bọc ghế, nệm...
Căn cứ dấu hiệu b), người giải có thể liên tưởng đến các lĩnh vực như
nhuộm, in ấn, chụp rửa ảnh màu, tạo hình màu trên máy tính, T.V. màu, hội
họa, tạo màu thực phẩm, tạo màu sứ, gốm...
Căn cứ dấu hiệu c), người giải có thể liên tưởng đến những lĩnh vực như
chống ăn mòn, xâm thực, chống ôxy hóa, bộ đội biên phòng, áo giáp chống
đạn, tiêm chủng vaccin, an ninh các loại...
Người giải chuyển sang những lĩnh vực tương tự liệt kê ở trên và tìm
thông tin ý tưởng: Để phủ một lớp, thay đổi màu sắc, tạo lớp bề mặt bảo vệ
đối tượng nào đó, người ta làm thế nào, ở đấy có ý tưởng gì? Xong giai đoạn
này, trong tay bạn có một quỹ các ý tưởng. Bạn chuyển những ý tưởng này
vào bài toán “sơn”, xem những ý tưởng nào không thích hợp, những ý
tưởng nào phải biến thể đi mới thích hợp, những ý tưởng nào có thể dùng
ngay. Nói cách khác, bạn cần phân tích, đánh giá và lựa chọn các ý tưởng
thu được trong mối quan hệ với bài toán đang giải.
Ví dụ 2: Giả sử bạn cần thiết kế, chế tạo một đối tượng mà khó khăn chủ
đạo gặp phải là: Làm sao đối tượng phải thật nhẹ mà mọi tính năng như độ
bền, độ cứng, khả năng chịu va đập... vẫn đạt yêu cầu đề ra.
Bạn liên tưởng đến những lĩnh vực, ở đó, khó khăn chủ đạo loại này
thường xuyên phải giải quyết như các lĩnh vực vũ trụ; thiết kế, chế tạo vũ