thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân và con người như hiện nay chắc đã không
tồn tại.
Trên thực tế, các trường hợp xảy ra rất đa dạng trong khoảng giữa của hai
trường hợp cực đoan nói trên. Nói chung, các thông tin đến từ bên ngoài,
đồng thời, các nhu cầu của cá nhân bao gồm hai phần: Phần không thay đổi
và phần thay đổi theo thời gian.
Đối với phần không thay đổi, giống như trường hợp một, trí nhớ hoàn
toàn ích lợi.
Đối với phần thay đổi, liên quan đến trí nhớ, có thể có những khả năng
như:
a. Cá nhân không ý thức về phạm vi áp dụng của những hành động thúc
đẩy bởi trí nhớ; không ý thức rằng, đã có sự thay đổi (của thông tin đến từ
bên ngoài và các nhu cầu của cá nhân). Cá nhân vẫn hành động như khi
chưa có sự thay đổi và thỏa mãn các nhu cầu.
Trường hợp này xảy ra khi sự thay đổi chưa vượt ra ngoài phạm vi áp
dụng của những hành động thúc đẩy bởi trí nhớ.
b. Cá nhân không ý thức về phạm vi áp dụng của những hành động thúc
đẩy bởi trí nhớ; không ý thức rằng đã có sự thay đổi. Cá nhân vẫn hành động
như khi chưa có sự thay đổi và không thỏa mãn các nhu cầu.
Trường hợp này xảy ra khi sự thay đổi đã vượt ra ngoài phạm vi áp dụng
của những hành động thúc đẩy bởi trí nhớ. Chỉ sau khi không thỏa mãn nhu
cầu, cá nhân mới có thể phát hiện ra mình đang có vấn đề.
c. Cá nhân không ý thức về phạm vi áp dụng của những hành động thúc
đẩy bởi trí nhớ; ý thức được rằng đã có sự thay đổi. Cá nhân vẫn hành động
như khi chưa có sự thay đổi và thỏa mãn nhu cầu.
Tương tự như trường hợp a), ở đây, sự thay đổi chưa vượt ra ngoài phạm
vi áp dụng của những hành động thúc đẩy bởi trí nhớ.
d. Cá nhân không ý thức về phạm vi áp dụng của những hành động thúc
đẩy bởi trí nhớ; ý thức được rằng đã có sự thay đổi. Cá nhân vẫn hành động
như khi chưa có sự thay đổi và không thỏa mãn nhu cầu.