lần ngồi phải bếp lò nóng, nó không bao giờ leo lên bếp lò nguội”; “Một
điều bất tín, vạn sự không tin”.
Sáng tạo và đổi mới đòi hỏi phải có những sự thay đổi (tính mới) và có độ
rủi ro cao: Sai thường nhiều hơn đúng, thiệt nhiều hơn là lợi (phương pháp
thử và sai). Trong đời sống hàng ngày, người ta thường dùng những từ ngữ
như “bảo thủ”, “tư duy trì trệ, xơ cứng”, “ngựa quen đường cũ”, “đánh
chết cái nết không chừa”, “núi sông dễ đổi, tính người khó thay”... để nói
về tính ì tâm lý.
Khi nói “giữ lại”, bạn đọc có thể liên tưởng ngay đến trí nhớ. Quả thật,
trí nhớ (xem mục nhỏ 6.4.1. Trí nhớ), bên cạnh vai trò tích cực, cực kỳ
quan trọng trong hoạt động tư duy nói riêng, hoạt động tâm lý nói
chung của mỗi người, lại trở thành nguyên nhân gây nên tính ì tâm lý,
dẫn đến những quyết định sai khi cần có sự thay đổi để phù hợp với
thực tiễn.
Liên quan đến trí nhớ, chúng ta thử xét hai trường hợp cực đoan sau:
1. Thông tin đến từ bên ngoài không thay đổi theo thời gian, các nhu cầu
của cá nhân không thay đổi theo thời gian và đều được thỏa mãn bằng
những hành động, thúc đẩy bởi trí nhớ.
Trong trường hợp này, trí nhớ hoàn toàn ích lợi: Thông tin đến từ bên
ngoài kích thích cá nhân hành động theo những cách đã được lưu giữ trong
trí nhớ và các nhu cầu của cá nhân được thỏa mãn. Trí nhớ chỉ cần ghi nhớ
các thông tin cần thiết một lần, lưu giữ những thông tin đó suốt đời và tái
hiện chúng lặp đi, lặp lại nhiều lần khi cần đến.
2. Các thông tin đến từ bên ngoài và các nhu cầu của cá nhân thay đổi liên
tục theo thời gian.
Lúc này, trí nhớ nói riêng, tư duy nói chung của cá nhân trở nên bất lực.
Cá nhân luôn ở trong trạng thái có các vấn đề và không có vấn đề nào được
giải quyết. Các hành động của cá nhân phản ứng lại sự thay đổi, không làm