rơi vào trường hợp này.
2. Những đứa trẻ khi thử khác đi, tuy có sai nhiều, nhưng đồng thời cũng
thu được nhiều ích lợi từ những phép thử đúng, sẽ trở thành những người
lớn tiếp tục duy trì tinh thần sáng tạo và đổi mới, không chỉ dừng lại ở
những gì hiện có. Những người thiểu số này chính là động lực giúp xã hội
tiến hóa và phát triển.
Từ đây, chúng ta có thể thấy, giáo dục, đào tạo, một mặt, phải làm công
việc giúp thế hệ trẻ đừng lặp lại những phép thử sai mà các thế hệ trước đã
trải qua, đã biết. Mặt khác, giáo dục, đào tạo phải gìn giữ và phát triển, chứ
không phải “tiêu diệt” loại “trí nhớ thúc đẩy các phép thử khác đi so với
các phép thử hiện có”, sao cho sai ít nhất, sai chấp nhận được. Cao hơn nữa,
giáo dục, đào tạo còn phải trang bị cho thế hệ trẻ các công cụ khoa học phát
các ý tưởng mới và ích lợi (các phép thử đúng). PPLSTVĐM chính là những
công cụ góp phần làm điều đó.
Sẽ ra sao, nếu như giáo dục, đào tạo cho ra những con người dễ bảo, thiên
lôi chỉ đâu đánh đấy và đánh bằng những chiêu đã cũ mèm, tụt hậu so với
các nước khác hàng trăm năm?
Trên đây là một số nhận xét chung về những ảnh hưởng của tính ì tâm
lý, có nguồn gốc là trí nhớ. Người viết muốn lưu ý bạn đọc rằng, trí
nhớ không chỉ có trong tư duy mà trí nhớ còn có cả trong nhu cầu, xúc
cảm, mong muốn tự nguyện, hành động và ở cả ba mức ý thức, tiềm
thức, vô thức (xem Hình 43: Mô hình tư duy trong ngữ cảnh của mô
hình nhu cầu–hành động). Mục nhỏ tiếp theo đây sẽ trình bày những
câu chuyện, cho thấy tính ì tâm lý là vật cản đối với sự phát triển.
6.5.2. Tính ì tâm lý: Vật cản trong tư duy sáng tạo và đổi mới
Tính ì tâm lý thường có hại, là vật cản trong tư duy sáng tạo và đổi mới.
Điều này hiểu được vì tư duy sáng tạo và đổi mới đòi hỏi phải có những cái
mới, trong khi tính ì tâm lý cố gắng giữ lại những gì quen thuộc, đã biết nằm