GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 189

Bohr là nhà khoa học của những ý tưởng dũng cảm và bênh vực nhiệt tình

các ý tưởng dũng cảm của những người khác. Những ý tưởng dũng cảm đến
mức nhiều nhà khoa học khác coi đấy là những ý tưởng điên rồ và phản đối
kịch liệt. Ví dụ, Bohr ủng hộ M. Born (1882 – 1970), người dùng cách tiếp
cận xác suất giải thích ý nghĩa hàm sóng trong phương trình sóng lượng tử
của Schrưdinger và ủng hộ W. Heisenberg (1901 – 1976), người đưa ra hệ
thức bất định. Trong khi đó, Einstein gọi chế giễu một loại trường mới của
M. Born là “trường ma” (Gespensterfeld – tiếng Đức) và không tin cách lý
giải xác suất–thống kê trong vật lý lượng tử như không tin “Chúa Trời chơi
trò xúc xắc”
. Sự yêu thích các ý tưởng dũng cảm (điên rồ) của Bohr được
thể hiện trong chính lời nhận xét của Bohr về một lý thuyết mà ông có dịp
đọc: “... lý thuyết này chưa đủ điên để có thể trở thành lý thuyết đúng”.

Bohr còn là nhà khoa học – chiến sỹ. Ông luôn hào hứng, say mê tranh

luận để bảo vệ các ý tưởng của mình.

Mùa thu năm 1926, Bohr mời Schrưdinger (1887 – 1961) đến Đan Mạch

để thảo luận về các mâu thuẫn trong lý thuyết lượng tử. W. Heisenberg là
người chứng kiến, sau này kể lại:

“Cuộc thảo luận bắt đầu ngay từ nhà ga Copenhagen và tiếp tục mỗi ngày từ sáng sớm đến khuya.

Schrưdinger ở lại ngay trong nhà của Bohr nên không có gì có thể cản trở câu chuyện của hai người.

Mặc dù Bohr luôn rất lịch sự và chu đáo trong giao tiếp với mọi người nhưng bây giờ dường như

Bohr trở thành người cuồng tín, không chịu nhường nhịn người đối thoại, không tha thứ bất kỳ sự

thiếu chính xác, dù nhỏ nhặt nhất, của người đối thoại... Sau vài ngày, Schrưdinger bị ốm, có lẽ do

căng thẳng tột độ. Ông nằm trên giường, được chính vợ Bohr chăm sóc, mang trà, bánh đến cho ông.

Còn Bohr vẫn ngồi trên mép giường và tiếp tục: “Tuy vậy, anh phải công nhận là...”

Nhà công nghiệp Bỉ E. Solvay mời các nhà vật lý hàng đầu thế giới đến

Brussels họp mặt, thảo luận về đề tài “Điện tử và photon”. Các cuộc thảo
luận không khoan nhượng diễn ra từ sáng sớm đến khuya, dần trở thành
cuộc “đấu súng” tay đôi giữa Bohr và Einstein, còn những nhà khoa học
khác là những người làm chứng. P. Ehrenfest (1880 – 1933) nhớ lại “trận
chiến của những người khổng lồ”
này như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.