GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 192

thành lập và phát triển. Các kính viễn vọng neutrino được dùng để tìm kiếm
các quá trình không nhìn thấy sâu bên trong vũ trụ và trong lõi của các ngôi
sao. Không có các quá trình neutrino, vật lý thiên văn lý thuyết không hiểu
được số phận cuối cùng của các ngôi sao. Với các tính chất của neutrino, các
nhà nghiên cứu liên kết sự phân bố các thiên hà quan sát được và khối vật
chất không nhìn thấy được của vũ trụ.

Từ các trường hợp kể trên và các trường hợp tương tự, chúng ta có thể

thấy:

Người nào cũng có tính ì tâm lý, kể cả những người nổi tiếng. Do vậy,
không ai có thể độc quyền chân lý. Người viết dẫn thêm một câu
chuyện nữa để minh họa ý vừa nói:

Khi kỹ sư, nhà kiến trúc nổi tiếng nước Pháp A. Eiffel khởi công xây dựng ngôi tháp bằng sắt ở

Paris sau này mang tên ông, thì Tổng giám đốc triển lãm thế giới ở Paris nhận được bức thư như sau:

“Nhân danh thị hiếu chân chính, nhân danh nghệ thuật, nhân danh lịch sử nước Pháp hiện tại đang bị

đe dọa, chúng tôi là những người hâm mộ đam mê vẻ đẹp tuyệt vời của Paris, với sự phẫn nộ sâu sắc,

phản đối việc xây dựng ngay trong quả tim thủ đô chúng ta cái tháp Eiffel vô bổ và kỳ quái.

Ảnh hưởng của óc tưởng tượng hẹp hòi, tính toán tủn mủn của người chế tạo làm xấu xí và nhục

Paris! Tháp Eiffel mà châu Mỹ thương mãi không thích là điều nhục nhã của Paris! Chính những

người nước ngoài đến thăm triển lãm sẽ kêu lên, ngạc nhiên: “Cái gì thế này? Người Pháp lại trưng

bày cái của tồi tệ này để chứng minh cho chúng ta cái thị hiếu tinh tế, đáng khen của họ hay sao?”.

Họ sẽ đúng khi chế giễu chúng ta...”

Bức thư mang chữ ký của 40 nhà trí thức tiêu biểu nổi tiếng của Pháp thời

ấy. Vậy mà từ đó đến nay tháp Eiffel vẫn là một kỳ quan của nước Pháp và
của thế giới!

Người ta chỉ có thể giảm tác hại của tính ì tâm lý (xem tiếp các mục nhỏ

có trong mục này) chứ không khắc phục nó hoàn toàn được. Tính ì tâm lý
chỉ là trường hợp đặc biệt của tính ì hệ thống, có nguồn gốc sâu xa từ thuộc
tính của vật chất. Về điều này, người viết sẽ quay trở lại trong quyển ba “Tư
duy lôgích, biện chứng và hệ thống”
của bộ sách “Sáng tạo và đổi mới”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.