Tính ì tâm lý của con người cụ thể có thể lớn đến mức: Có nhiều bài
toán, người giải hoàn toàn có khả năng giải được một cách dễ dàng,
nhưng cuối cùng, vẫn không tìm ra lời giải vì người đó không thắng
được tính ì tâm lý của chính mình. Người sáng tạo phải đấu tranh nội
tâm, phải thắng được tính ì tâm lý của chính mình để đưa ra các ý
tưởng mới.
Cuộc đấu tranh nội tâm ở những người khác nhau thì khác nhau. Ngay
trong một con người, ở những thời kỳ khác nhau, môi trường khác
nhau, cuộc đấu tranh nội tâm cũng khác nhau. Bạn có thể ít ì với cái
này nhưng lại rất ì với cái khác, lúc khác. Do vậy, các mức độ chiến
thắng tính ì tâm lý cụ thể cũng khác nhau. Bạn đọc có thể so sánh các
trường hợp kể trên, đặc biệt, so sánh Planck, Einstein, Bohr và Pauli.
Người sáng tạo còn phải đấu tranh với tính ì tâm lý của những người
khác để họ tiếp nhận những ý tưởng mới của mình. Tính ì tâm lý có thể
lớn đến mức, nói như Planck, đến chết những người chống đối cũng
không chịu tiếp nhận cái mới, do vậy, phải chờ họ “dần dần chết đi hết,
thế hệ mới lớn lên sẽ tiếp nhận chân lý đó ngay lập tức”.
Tình hình chống đối trở nên khốc liệt hơn nếu việc tiếp nhận các ý tưởng
mới có thể làm suy giảm quyền lực, quyền lợi của những người cần tiếp
nhận những ý tưởng mới đó (xem trường hợp của Bruno). Những ý tưởng
như độc lập dân tộc, quyền tự quyết dân tộc, bình đẳng, công bằng, dân chủ,
tự do, các quyền con người, ghi trong các Tuyên ngôn và công ước của Liên
hiệp quốc, chiến thắng, chủ yếu, không phải nhờ tranh luận, thuyết phục,
hoặc làm thí nghiệm chứng minh ai đúng, ai sai mà bằng núi xương, sông
máu của nhiều triệu người và điều đó vẫn còn tiếp tục diễn ra trên thế giới.
Tất cả các trường hợp kể trên đều cho thấy, cuối cùng thực tiễn là tiêu
chuẩn của chân lý. Những ý tưởng nào phản ánh đúng hiện thực khách