GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 194

quan hoặc dựa trên hiện thực khách quan mới mang tính thuyết phục
cao và dễ tiếp nhận, nói cách khác, mới chiến thắng.

Để giảm tính ì tâm lý và sự chống đối, cản trở của nó, mỗi người cần
tránh chủ quan, luôn tôn trọng thực tế khách quan, có thái độ cởi mở,
không định kiến với những ý tưởng mới. Ở đây cần phân biệt sự khác
nhau giữa suy nghĩ về những ý tưởng mới với việc chụp mũ cho rằng,
hễ có ý tưởng mới trong đầu thì người ta chắc chắn tiếp nhận và sẽ
hành động theo ý tưởng mới đó, đặc biệt, đối với những ý tưởng phi
chính thống (xem Chương 5: Từ nhu cầu đến hành động và ngược lại).

Trong ba mục nhỏ tiếp theo, người viết sẽ trình bày nhấn mạnh ba loại

tính ì tâm lý thường gặp trong số các loại tính ì tâm lý có thể có, cùng các
lời khuyên giúp giảm bớt tác hại của chúng.

6.5.3. Tính ì tâm lý do ức chế (Tính ì tâm lý “thiếu”)

Trong mục nhỏ 6.4.2. Tiếp thu thông tin và các mức độ hiểu, có bài
toán: “Liệu có tồn tại hai số mà tổng của chúng bằng 10, tích của
chúng bằng 40?”
. Bạn hãy chú ý đến đối tượng “số”. Mặc dù trong lời
phát biểu bài toán không có bất kỳ hạn chế nào về “số”, phần lớn mọi
người hiểu “số” ở đây là số dương, quên mất, thiếu mất rằng, còn có
những loại “số” khác đã học rồi như âm, ảo, phức... Những người tự
hạn chế mình ở nghĩa “số dương” đã không giải được bài toán nói trên.
Lời giải bài toán nằm ở nghĩa bị thiếu: Số phức với a = 5 + i√15 và b =
5 - i√15.

Tương tự như vậy, trong mục nhỏ 6.4.5. Tính nhạy bén của tư duy, có bài

toán: “Hãy dùng sáu que diêm xếp thành hình gồm bốn tam giác đều”. Đối
tượng “hình” ở đây cũng không có bất kỳ hạn chế nào nhưng nhiều người tự
hạn chế mình xếp các que diêm thành hình phẳng nên không giải được bài
toán. Một lần nữa, lời giải nằm ở nghĩa bị thiếu: Hình không gian – hình tứ
diện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.