GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 198

Đếm, tiêu tiền, mua sắm... đều dùng số dương. Đường số dương đã trở thành
xa lộ cho đến khi giải bài toán: “Liệu có tồn tại hai số mà tổng của chúng
bằng 10, tích của chúng bằng 40?”
. Thông tin “số” vào đầu người giải, nó
chọn xa lộ “dương” để đi và người giải phản ứng với số dương theo cơ chế
phản xạ đã có sẵn trong trí nhớ để đi đến quyết định cuối cùng: “Không có
hai số nào như thế”
(xem Hình 63), mà chính người giải có khi không biết
mình sai.

Hình 63: Tính ì tâm lý do ức chế

Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với bài toán “xếp diêm”“gắn cây

nến lên tường”.

Montaigne đã nói một cách rất triết lý và chí lý rằng: “Tuổi già để lại các

nếp nhăn trong bộ não nhiều hơn các nếp nhăn trên mặt”. Ở đây, các nếp
nhăn trong bộ não được hiểu chính là các xa lộ. Càng già thì các xa lộ trong
não càng nhiều, càng đậm, càng khó thay đổi các phản xạ có sẵn. Do vậy,
nhiều người già rất bảo thủ, nhiều khi phản ứng sai mà chính mình không
biết, lại còn khăng khăng bảo vệ các quyết định của mình. Phải chăng đây
cũng là ý mà Planck nêu ra: Phải chờ “... những người chống đối dần dần
chết đi hết và thế hệ mới lớn lên sẽ tiếp nhận chân lý đó ngay lập tức”
.

Để khắc phục tính ì tâm lý “thiếu”, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.