đó, cái mới đem lại ích lợi. Edison cũng khẳng định “Không có ý tưởng
nào là không đáng kể”.
Người ta hỏi Einstein: “Những phát minh đảo lộn thế giới thì xuất hiện
như thế nào?” và nhận được câu trả lời: “Rất đơn giản. Mọi người đều biết
rằng, điều đó không thể thực hiện được. Ngẫu nhiên có một người dốt nát,
không hay biết gì về điều đó và cứ làm... Chính anh ta cho ra đời cái phát
minh ấy”. Cũng chính Einstein nói một cách hóm hỉnh về thành quả của
mình như sau: “Nếu như tôi biết một số dữ kiện (về những điều không thể
làm được – người viết làm rõ ý), tôi đã không phát minh ra được thuyết
tương đối”.
Để thuyết phục bạn thêm rằng, mọi cái đều có thể, người viết dẫn ra “quy
luật Clark”, được nhiều nhà khoa học nhắc đến, khi nói chuyện với thanh
niên: “Nếu bạn cần giải quyết một vấn đề gì và phải đi hỏi ý kiến một nhà
khoa học lớn tuổi. Nếu nhà khoa học đó nói rằng vấn đề của bạn có thể giải
quyết được thì bạn hãy tin ông ta. Đúng là vấn đề đó giải quyết được. Còn
nếu như nhà khoa học lớn tuổi nói rằng vấn đề đó không giải quyết được thì
bạn đừng tin ông ta. Ông ta nói sai đấy. Bạn hãy làm theo ý của mình”.
Trên con đường sáng tạo, mỗi người nên đi tuần tự từ đơn giản đến
phức tạp, từ những bài toán gần gũi, sát sườn đến những bài toán xa
hơn, từ sáng tạo mức “zêrô” đến sáng tạo ở các mức cao hơn (xem
mục nhỏ 4.2.6. Các mức sáng tạo – Các mức khó của bài toán; 4.2.7.
Sáng tạo mức cao: Cuộc chạy tiếp sức của phương pháp thử và sai, và
sự cần thiết sáng chế ra PPLSTVĐM ở quyển một). Làm như vậy bạn
sẽ có những thành công ban đầu tuy nhỏ nhưng giúp xây dựng và củng
cố tính tự tin, tự trọng, để từ đó, bạn có những thành công lớn hơn. Bởi
vì, lòng tự trọng, tự tin của một người tỷ lệ thuận với các thành công
của người đó.
Để giúp khắc phục tính tự ti, nhiều nước thành lập những “vi môi
trường”, ở đó bạn có thể thoải mái trao đổi với những người thuộc môi