GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 248

Điều khiển học thứ hai” (The Second Cybernetics) để phân biệt với “Điều
khiển học thứ nhất”
(The First Cybernetics) của Wiener, chủ yếu, dựa trên
quan hệ phản hồi âm. Maruyama cũng phát triển những lập luận nhấn mạnh
tầm quan trọng của quan hệ phản hồi dương đối với tiến hóa và phát triển,
còn chưa được chú ý xứng đáng.

Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cơ chế quan hệ phản hồi âm.

Quan hệ phản hồi âm là quan hệ phản hồi, ở đó, tác động của kết quả ngược
trở lại, làm suy giảm tác động của nguyên nhân..., hay nói chung, tạo ra tác
động điều chỉnh ngược chiều với tác động của nguyên nhân. Xem ví dụ trên
Hình 73, nguyên nhân là nước chảy vào bể, dẫn đến kết quả là mực nước
trong bể dâng lên. Đây chính là tác động thuận. Nếu chỉ có tác động thuận
thì mực nước dâng cao nữa rồi tràn ra và tràn mãi. Trên Hình 73 còn cho
thấy tác động ngược: Kết quả mực nước trong bể dâng lên làm nước chảy
vào bể (nguyên nhân) giảm đi và cứ thế, cho đến khi mực nước trong bể đạt
độ cao cần thiết (mục đích điều khiển) thì nước hết chảy vào bể.

Hình 73: Ví dụ về quan hệ phản hồi âm

Quan hệ phản hồi âm tạo ra sự ổn định hoặc cân bằng quanh một vị trí

nhất định. Do vậy, ở đâu bạn thấy có sự ổn định, bạn có thể đoán rằng, ở đó
có thể có cơ chế quan hệ phản hồi âm. Ví dụ, bất chấp sự thay đổi nhiệt độ
của môi trường, nhiệt độ cơ thể người là ổn định: 370C.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.