GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 249

Quan hệ phản hồi dương là quan hệ phản hồi, ở đó, tác động của kết quả

ngược trở lại, làm tăng cường tác động của nguyên nhân..., hay nói chung,
tạo ra tác động điều chỉnh cùng chiều với nguyên nhân. Ví dụ, hai công ty
cùng sản xuất sản phẩm X cạnh tranh nhau: Nguyên nhân khởi đầu là công
ty A tăng đầu tư cải tiến sản phẩm X, dẫn đến kết quả công ty B muốn
không bị giảm thị phần cũng phải tăng đầu tư. Kết quả này của công ty B tác
động ngược trở lại làm lượng tiền đầu tư của công ty A lại tăng hơn nữa...,
xem Hình 74.

Hình 74: Ví dụ về quan hệ phản hồi dương

Quan hệ phản hồi dương tạo ra sự tăng trưởng, khuếch đại. Trong các

thiết bị điện tử như tăng âm, radio, T.V., máy ghi âm... đều có các mạch sử
dụng cơ chế quan hệ phản hồi dương để khuếch đại các tín hiệu.

Quan hệ phản hồi âm và quan hệ phản hồi dương lại có quan hệ với nhau.

Điều này thể hiện ở chỗ, một mặt, chúng có thể tạo tiền đề, bổ sung, hỗ trợ
và chuyển hóa lẫn nhau theo nghĩa tốt đẹp. Mặt khác, chúng có thể hạn chế
lẫn nhau. Điều này có thể hiểu được, vì ổn định (quan hệ phản hồi âm) và
tăng trưởng, phát triển (quan hệ phản hồi dương) là hai mặt đối lập. Trong tư
cách là các mặt đối lập, chúng có thể thống nhất hoặc mâu thuẫn, xung đột
tùy theo các tình huống cụ thể.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.