Qua các ví dụ trên, bạn đọc có thể thấy, cũng giống như những cái khác,
các loại quan hệ phản hồi cũng có phạm vi áp dụng và chúng có thể là
nguyên nhân của nhiều vấn đề, đặc biệt, những vấn đề không đáng nảy sinh.
Tóm lại, điều khiển hệ thống cho trước là quá trình tác động dựa trên
các thông tin về hệ và các quy luật khách quan liên quan, bằng các
quan hệ phản hồi thích hợp, để đưa hệ đó đạt trạng thái tương ứng với
mục đích điều khiển một cách tốt đẹp.
Để kết thúc mục này, người viết tóm tắt và sắp xếp lại một số ý chính cần
nhớ, liên quan đến công việc điều khiển, sẽ dùng sau này:
1. Xác định đâu là các hệ bị điều khiển, điều khiển và môi trường.
2. Nghiên cứu hệ bị điều khiển về các mặt như chức năng của nó; các biến
số, kể cả các biến số môi trường ảnh hưởng lên chức năng; cấu trúc hệ thống
và các trạng thái hệ thống; đầu ra và các trạng thái đầu ra; đầu vào và các
trạng thái đầu vào; mối liên quan giữa đầu vào và đầu ra...
3. Đề ra mục đích điều khiển khả thi, là trạng thái cuối cùng của đầu ra
mà hệ bị điều khiển phải đạt đến. Từ đây cần lập chương trình (kế hoạch)
mục tiêu cụ thể cho từng chặng điều khiển, theo thời gian hoạt động.
4. Nghiên cứu, đánh giá xem hệ bị điều khiển có khả năng đạt được mục
đích điều khiển không. Nếu không, cần thực hiện sự tái cấu trúc hệ thống,
cải tiến cho phù hợp.
5. Nghiên cứu hệ điều khiển về các mặt như chức năng của nó; các biến
số, kể cả các biến số môi trường ảnh hưởng lên chức năng; cấu trúc hệ thống
và các trạng thái hệ thống; mức độ thích hợp của quan hệ phản hồi đối với
hệ bị điều khiển, mục đích điều khiển và chương trình mục tiêu.
Về quan hệ phản hồi cần chú ý: Loại quan hệ phản hồi; mức độ đa dạng
cần thiết so với hệ bị điều khiển; khả năng biến đổi thông tin tiếp nhận đến
từ đầu ra của hệ bị điều khiển thành thông tin có nghĩa và giá trị điều khiển,
theo nguyên tắc: Lượng thông tin tiếp nhận cực tiểu nhưng thông tin có