xã hội (gia đình, trường học, những người xung quanh, một cộng đồng,
tổ chức xã hội nào đó...). Theo dõi suốt chiều dài lịch sử tiến hóa và
phát triển của con người, chúng ta có thể thấy một số ý nổi bật, đan
quyện với nhau như:
○ Con người trong tư cách là động vật, dù ở bậc cao nhất của thang tiến
hóa tự nhiên vẫn là sản phẩm của quá trình di truyền, biến dị và chọn lọc tự
nhiên. Nói cách khác, con người có bản chất sinh học và các nhu cầu sinh
học của mình.
○ Cùng với lao động, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội và sự phát triển của bộ
óc, con người thường xuyên thực hiện chức năng nhận thức, biến đổi hiện
thực khách quan cũng như chính bản thân mình. Nói cách khác, con người
phải phản ánh, phản ứng lại với môi trường và tự rút kinh nghiệm cho bản
thân mình.
○ Con người tạo nên xã hội và thế giới nhân tạo không có sẵn trong tự
nhiên nhờ các sáng chế (hiểu theo nghĩa rất rộng) của mình. Với thời gian,
ảnh hưởng ngược lại của môi trường xã hội lên sự phát triển của con người
càng ngày, càng mạnh hơn môi trường tự nhiên. Con người hiện nay phát
triển không phải nhờ những đột biến, biến dị sinh học.
○ Khoa học với vai trò nhận thức cùng các thành tựu của nó càng ngày,
càng được coi trọng vì nó lấy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý và là cơ sở
tin cậy, trực tiếp của các sáng chế, giúp tăng cường sức sản xuất của xã hội
một cách có hiệu quả.
○ Xã hội loài người trải qua nhiều thời đại như nguyên thủy, phong kiến,
tư bản (hoặc nói cách khác: Săn bắn hái lượm, nông nghiệp, công nghiệp,
thông tin, sáng tạo – tri thức) với những thay đổi cách mạng về sức sản xuất
(công nghệ), quan hệ sản xuất, các quan hệ người – người, ý thức xã hội của
từng quốc gia, liên quốc gia và toàn cầu.
○ Trong các yếu tố đóng góp vào sự phát triển kinh tế–xã hội, yếu tố con
người càng ngày, càng được ý thức và tác động tốt hơn. Phát triển nguồn
nhân lực được nhấn mạnh và thực hiện: Đi từ nguồn nhân lực được đào tạo