các kỹ năng làm việc đến nguồn nhân lực sáng tạo biết cách giải quyết vấn
đề và ra quyết định.
○ Vai trò của giáo dục ngày càng được đánh giá là quyết định đối với sự
phát triển. Sự đầu tư cho giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng) ngày càng lớn, do
nhân loại ý thức được tầm quan trọng của di truyền xã hội và sự cần thiết bồi
dưỡng, chăm sóc để những người được giáo dục, đào tạo có thể tạo ra các
đột biến của tương lai.
○ Hành vi của con người được xác định bởi sự tương tác các yếu tố di
truyền của người đó với giáo dục và môi trường cụ thể. Các yếu tố di truyền,
tuy xác định một số tính chất tâm lý bẩm sinh nhưng chính sự tương tác của
hệ thống các tính chất tâm lý đó với các điều kiện, yếu tố xã hội (giáo dục,
môi trường) mới giúp hình thành hoặc người tốt, hoặc người xấu (nhìn theo
quan điểm phát triển).
○ Mục đích phát triển càng ngày, càng mang tính nhân đạo hơn. Từ phát
triển để phục vụ tầng lớp cầm quyền, giai cấp bóc lột, các quốc gia thực dân,
đế quốc đến phát triển vì công dân, vì con người. Các khoa học nghiên cứu
và phát triển con người càng có các điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát
huy tác dụng.
Nhân đây, người viết tóm tắt và trích một số ý liên quan, được nêu trong
quyển sách “Quyền con người: Các văn kiện quan trọng” do Phạm Khiêm
Ích chủ biên, Viện thông tin khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội, năm 1998.
Các văn kiện trong sách gồm các Tuyên ngôn và các Công ước Liên hiệp
quốc mà Việt Nam đã gia nhập. Các bạn có thể tìm đọc sách nói trên để
nghiên cứu chi tiết hơn.
Ý tưởng về sự tồn tại “những quyền tự nhiên” (những quyền vừa sinh ra
đã có, là thuộc tính tự nhiên vốn có, chứ không phải do ban phát mà có) của
mỗi người đã được nêu ra từ xa xưa. Marx và Engels nêu lên nguyên lý quan
trọng đối với việc xem xét vấn đề quyền và tự do của con người: “Sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”. Marx đặt ra câu hỏi vẫn còn mang tính thời sự đối với việc nhận