○ Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Hiến pháp khẳng định ngay trong điều thứ nhất nguyên tắc cơ bản của nhà
nước pháp quyền dân chủ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai
cấp, tôn giáo”. Hiến pháp đã long trọng ghi nhận các quyền dân sự, chính trị
cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của công dân, bao gồm cả
“quyền tư hữu tài sản” (điều thứ 12) và đặc biệt các quyền:
○ Tự do ngôn luận.
○ Tự do xuất bản.
○ Tự do tổ chức và hội họp.
○ Tự do tín ngưỡng.
○ Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (điều thứ 10).
Hơn 50 năm đã trôi qua, kể từ khi Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp đầu
tiên ra đời, nhưng những nguyên tắc cơ bản về đảm bảo các quyền tự do dân
chủ trong các văn kiện lịch sử đó vẫn giữ nguyên giá trị bất tử của nó và có
ý nghĩa thời sự hiện nay. Hiến pháp hiện hành – Hiến pháp năm 1992 khẳng
định sự tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa
và xã hội (điều 50).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần nhấn mạnh nguyên tắc quyền lực
thuộc về nhân dân: “Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu
không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” (Hồ Chí Minh
toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, t.6, tr. 365); “Nếu Chính phủ làm
hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (Sđd, 1995, t.5, tr. 60).
Ngày 10-12-1948, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền do Đại hội
đồng Liên hiệp quốc thông qua được gọi là bản “Tuyên ngôn đầu tiên của
toàn nhân loại” và là “Lý tưởng chung mà tất cả các dân tộc và tất cả các
quốc gia phải đạt tới”. Ngày 10 tháng 12 được Liên hiệp quốc chọn làm
Ngày nhân quyền thế giới hàng năm.
Cho đến nay Liên hiệp quốc đã thông qua trên 70 văn bản quốc tế về nhân
quyền. Đó là một hệ thống đồ sộ các công cụ pháp lý quốc tế để bảo vệ