tham gia. Muốn được lắng nghe.
Các phản ánh phải được kết thúc bằng những đáp ứng như một vòng khép kín. Nếu những góp ý
của họ rơi vào vực sâu không đáy tối tăm, họ sẽ thất vọng biết bao. Một người dân góp ý: “Đã qua rồi
cái thời mà dân chỉ muốn nói lên điều gì đó. Họ nay muốn biết ý kiến của họ có được ghi nhận,
chuyển tải đến đâu, được xem xét và biến thành chính sách như thế nào.
Người dân Singapore nay muốn chính phủ phải trả lời một cách có chất lượng các phản ánh của
họ. Cách trả lời chung chung khuôn mẫu làm họ bực bội. Tôi tin rằng thách đố cho các bộ, ngành là
làm sao đóng gói và chuyển đi các phúc đáp của mình, sao cho dân chúng tin rằng họ đã được lắng
nghe.
Dân chúng Singapore muốn mở rộng tranh luận, muốn quá trình phản ánh được công khai và đầy
đủ. Liệu ta có nên hạn chế các diễn đàn bằng cách buộc đăng ký danh tánh, giới hạn trình độ nào mới
được tham gia? Chúng ta phải chuẩn bị nghiến răng vượt qua những thử thách và nỗi đau ngày càng
tăng để xã hội chúng ta ngày càng trưởng thành. Tham khảo ý dân hơn bao giờ hết đang trở thành một
bộ phận của việc thực thi chính sách của chính phủ”.
Để so sánh, người viết dẫn thêm bài báo “Vi” là phải “hành” của Danh Đức đăng trên báo Tuổi
Trẻ Chủ Nhật, 25/9/2005:
“Ở một xã trong tỉnh Quảng Trị, một người dân cho biết: “Thảo luận về việc xây dựng trụ sở
UBND xã, người dân đề nghị xây ở địa điểm cũ vì nó ở trung tâm và gần cả bốn thôn; nhưng cán bộ
xã nói cấp trên chỉ đạo xây dựng trụ sở ở địa điểm mới, nếu không sẽ không hỗ trợ. Cuối cùng trụ sở
được xây dựng ở địa điểm mới như chỉ đạo của cấp trên. Từ hồi xây trụ sở, tôi chưa bao giờ đến đó vì
tôi phải đi bộ ít nhất 3 km”. Không thể cứ tiếp tục quan hệ “chỉ đạo/phải nghe” trong quan hệ với
người dân, nhất là khi đấy là những dự án xóa nghèo cho người dân. Đây không phải là điều gì mới
mẻ.
Các chuyến “vi hành” cũng không thể “vi” mà không “hành”, nghĩa là phải thay đổi lề lối làm
việc. Trước hết, làm sao cho các chuyến thanh tra của cấp trên thật sự là đi để nhìn và thấy, thấy và
hiểu, hiểu và hành động. Song song, làm sao để người dân có tiếng nói đáng kể hơn, đúng như tinh
thần của nghị định 29 về dân chủ cơ sở, để người dân có thể tham gia định đoạt những kế hoạch “đổi
đời” cho mình, thay vì thụ động hoặc miễn cưỡng để mặc người khác quyết định thay cho mình.
Trong bối cảnh đó, báo cáo dày 71 trang của ADB mang tên “Đánh giá nghèo với sự tham gia của
cộng đồng” rất cần được đọc và đọc kỹ. Báo cáo này do “Nhóm hành động chống đói nghèo” do các