GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 274

chuyên gia Ramesh Adhikari, Tom Greenwood, Julian Carey chủ trì cùng với các cộng sự người Việt

thực hiện. Nhóm đã tiến hành khảo sát đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo trên thực địa tại 12 tỉnh

ở VN trong góc độ của nghị định 29 về dân chủ cơ sở và nghị định 79 tiếp đó. Từ đó, rút ra một số kết

luận và khuyến cáo. Dưới đây là vài tóm lược cơ bản:

Dân chủ cơ sở là gì?

Các tác giả ghi nhận đã có những diễn biến tích cực, nhưng “không phải là phổ biến. Đánh giá

chung là còn kém (tr. 15)... Ở các xã nông thôn, phụ nữ và người nghèo ít tham gia ý kiến vì trình độ

giáo dục thấp, tự ti về địa vị và không có thời gian tham gia” (tr. 16). Các tác giả đã vạch ra một số

tồn tại cơ bản sau:

Tiếp tục tồn tại cơ chế quản lý từ trên xuống.

Mục đích của nghị định 29 là nuôi dưỡng tinh thần dân chủ ở cấp cơ sở, từ dưới lên, nhưng trật tự

thứ bậc từ trên xuống vẫn tồn tại. Trong nhiều trường hợp, thẩm quyền ra quyết định chỉ hạn chế ở

mức thi hành các chính sách của chính quyền trung ương. Các hoạt động của cấp xã đa số do cấp

huyện đưa ra. Cấp xã ít có thẩm quyền trong phân bổ ngân sách và phụ thuộc vào cấp huyện về tài

chính. Cán bộ xã đã quen với việc chỉ nghe theo các chỉ đạo và mục tiêu do cấp trên đề ra. Họ không

nghe ý kiến của người dân mà họ đại diện, cũng giống như cấp trên không nghe ý kiến của cán bộ xã.

Ở một vài nơi lãnh đạo xã cho rằng với cơ chế thứ bậc thẩm quyền hiện nay, ý kiến của người dân về

các hoạt động ở địa phương là không có ý nghĩa (tr. 16).

Năng lực hạn chế của cán bộ xã và thôn.

Nhiều cán bộ xã và thôn không hiểu đúng nguyên tắc cơ bản của khẩu hiệu “dân biết, dân bàn,

dân làm, dân kiểm tra”. Họ thường hiểu theo thứ bậc từ trên xuống như từ trước đến nay chứ không

như là một sáng kiến nhằm thúc đẩy sự tương tác, trao đổi thông tin hai chiều giữa chính quyền và

người dân (tr. 16).

Các yếu tố như kiến thức hạn chế và thiếu đào tạo, thù lao thấp, quá tải công việc thường là

nguyên nhân làm cán bộ cơ sở không cung cấp thông tin và tham khảo ý kiến của người dân. Nhiều

cán bộ xã cho rằng việc lập kế hoạch của xã và của thôn, chỉ cần lấy ý kiến của dân khi cần nhân dân

đóng góp nhân công hay tiền.

Năng lực thực hiện các quyền của người dân.

Đánh giá này cho thấy đa số người dân hiểu rất mơ hồ khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân

kiểm tra”..., thường giải thích sai và cho rằng có nghĩa là biết, thảo luận và thực hiện các chính sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.