hoặc dự án từ trên đưa xuống. Người dân thường thiếu tự tin và quen với việc cán bộ quyết định mọi
công việc cho họ (tr. 18)”.
Những ý tưởng về điều khiển các hành động của cá nhân trình bày ở đây,
dùng trong mối tương quan giữa môi trường xã hội và cá nhân. Tuy người
viết nhấn mạnh môi trường xã hội như là toàn xã hội, những ý tưởng điều
khiển các hành động của cá nhân, về mặt nguyên tắc, hoàn toàn còn có thể
dùng cho các môi trường xã hội vi mô, cụ thể hơn, như cộng đồng, tổ chức,
công ty, trường học, gia đình... Bạn đọc hãy suy nghĩ và phát triển tiếp cho
các trường hợp vừa nêu.
7.4. Giáo dục phát triển nhân cách: Điều khiển và
tự điều khiển thế giới bên trong con người sáng tạo
7.4.1. Nhân cách
Nhiều bộ môn khoa học xã hội và tư duy như xã hội học, lịch sử, nghệ
thuật học, thẩm mỹ học, đạo đức học, sư phạm học, y học, luật học, tâm
lý học, đều dùng khái niệm nhân cách nhưng với những cách hiểu khác
nhau. Ngay trong tâm lý học, các trường phái khác nhau cũng định
nghĩa khác nhau về nhân cách. Ở đây, tương tự như một số phần khác,
người viết trình bày nhân cách dựa trên việc học, đọc và hiểu của mình.
Do vậy, những gì người viết trình bày, mang tính chủ quan nhất định và
bạn đọc nên tự nghiên cứu thêm.
Con người cụ thể là một cá nhân (cá thể của loài người) – một phiên bản
sinh học độc đáo duy nhất không lặp lại, không giống với bất kỳ cá nhân nào
khác. Con người cụ thể, xét theo phương diện tâm lý, là cá nhân mang cá
tính không lặp lại, không giống với những người khác. Trong khi đó, khái
niệm nhân cách tập trung phản ánh các đặc tính liên quan đến mặt xã hội của
cá nhân. Nhân cách có nhiều loại (tích cực, thích nghi, bị động...) và mỗi cá