Hình 37: Sự hình thành xúc cảm
Khi chủ thể lần đầu tiên gặp bài toán (có nhu cầu cấp bách nào đó cần
thỏa mãn nhưng hành động như thế nào để chắc chắn thỏa mãn nhu cầu thì
không biết), các hành động của chủ thể mang tính chất thử và sai. Nếu hành
động sai, ví dụ hành động 1: Chủ thể tốn sức lực mà không thỏa mãn nhu
cầu. Lúc này, trong chủ thể hình thành xúc cảm âm. Xúc cảm âm được lưu
giữ để trong các hoàn cảnh tương tự xảy ra trong tương lai, sẽ ngăn chủ thể
lặp lại hành động đó. Trường hợp đặc biệt, nếu phép thử đó sai đến nỗi chủ
thể bị tiêu diệt, có nghĩa chọn lọc tự nhiên đã đào thải cá thể đó. Ngược lại,
nếu hành động giúp chủ thể thỏa mãn nhu cầu (có khi chỉ một phần nào),
trong chủ thể hình thành xúc cảm dương. Xúc cảm dương được lưu giữ và
có tác dụng trong những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai, sẽ thúc
đẩy việc lặp lại hành động đó (lời giải) để thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, xúc
cảm âm thể hiện sự không hài lòng của chủ thể, còn xúc cảm dương – sự hài
lòng.
Xúc cảm giúp thay đổi hành động cá nhân theo hướng cực đại hóa hành
động nào làm tăng thỏa mãn nhu cầu và cực tiểu hóa hành động nào không
(hoặc làm giảm) thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Ví dụ, một em học sinh giao
tiếp với những học sinh khác trong lớp nhằm thỏa mãn nhu cầu được để ý,
chú ý, quan tâm. Đối với những người làm thỏa mãn các nhu cầu của em