Ngoài các biện pháp pháp luật, hành chính, có một loại tác động xã hội
đặc biệt, điều khiển các hành động của con người, là các biện pháp giáo dục
(hiểu theo nghĩa rộng), bao gồm giáo dục thông qua gia đình, trường học, tổ
chức, những người xung quanh, truyền thông đại chúng... Tuy nhiên, dù
muốn, dù không, hệ thống giáo dục–đào tạo trong các nhà trường của xã hội
vẫn là hệ thống chịu trách nhiệm chính. Vai trò của giáo dục đối với sự phát
triển, càng ngày càng được đánh giá cao. Erasmus cho rằng: “Niềm hy vọng
chính của một dân tộc nằm ở sự giáo dục đúng đắn thế hệ trẻ”.
Hệ điều khiển được hiểu là hệ thống giáo dục nhà trường từ mẫu giáo đến
đại học, bao gồm các thầy cô, các nhà quản lý giáo dục, các nhân viên... mà
người viết gọi chung là các thầy cô. Hệ bị điều khiển bao gồm những cá
nhân đi học, nhận những tác động của giáo dục, được gọi chung là các học
viên. Môi trường xã hội bao gồm tất cả những gì còn lại của xã hội, xem
Hình 80: Hệ điều khiển, hệ bị điều khiển và môi trường xã hội.
Hình 80: Hệ điều khiển, hệ bị điều khiển và môi trường xã hội
Nói đến giáo dục, người ta thường liên tưởng đến hai hoạt động chính xảy
ra trong nhà trường là dạy và học. Trong đó, dạy là hoạt động của các thầy
cô, học là hoạt động của các học viên (học sinh, sinh viên, nghiên cứu
sinh...). Hai hoạt động nói trên cần liên hệ chặt chẽ, bổ sung, tạo điều kiện
cho nhau. Các thầy cô, một mặt, làm nhiệm vụ di truyền xã hội để gìn giữ
những chuẩn mực mà xã hội đã đạt được: Truyền lại cho thế hệ sau các kiến
thức, phương pháp, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ, văn hóa... Mặt khác, các thầy
cô còn phải trang bị cho thế hệ trẻ hệ thống các công cụ để thế hệ trẻ không