chỉ kế thừa những gì đã có, mà còn tạo ra những đột biến về giá trị, cao hơn
những chuẩn mực hiện có. Nhờ hoạt động dạy của các thầy cô trong nhà
trường, hoạt động học của các học viên là hoạt động tiếp nhận, hiểu (cần đến
mức xúc cảm), ghi nhớ và vận dụng những gì học được trên thực tế. Nói
cách khác, hoạt động học phải đạt được sự thay đổi ổn định, bền vững các
hành động (hành vi) của các học viên. Họ phải tạo mới chính họ để có thể
làm được những công việc mà trước đây họ chưa bao giờ làm được. Những
gì học được, lúc này, trở thành “tài sản” cá nhân bên trong của các học viên,
giúp họ tồn tại và phát triển trong xã hội. Ngoài ra, hoạt động học, theo quan
điểm hiện đại, không chấm dứt sau khi ra trường, mà là quá trình liên tục,
suốt đời của mỗi người và học phải trở thành tự học. Trong ý nghĩa vừa trình
bày, hoạt động dạy và học, nếu như, chỉ nhắm đến “thuộc lòng”, mà không
tạo ra được sự thay đổi ổn định, bền vững các hành động (hành vi) của các
học viên, hoạt động dạy và học đó là sự lãng phí lớn, không đạt được mục
đích của giáo dục.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tùy nơi, tùy lúc, ba hệ nói trên (các
thầy cô, các học viên và môi trường xã hội) có thể ở những trạng thái thuận
lợi khác nhau để đạt được mục đích điều khiển là nhân cách lý tưởng. Các
tiêu chuẩn của nhân cách lý tưởng sẽ được người viết trình bày ở mục nhỏ
sau. Mặt khác, ba hệ nói trên là các hệ mở, liên kết với nhau, hiểu theo
nghĩa, chúng tác động qua lại và các tác động này có thể tốt, có thể xấu
trong mối quan hệ với việc hình thành và phát triển nhân cách lý tưởng, xem
Hình 81: Ba hệ và các tương tác giữa chúng và Hình 82: Bảng hình thái của
ba hệ và các mối liên kết.