các nhân cách tốt. Nếu tác động xấu của giáo dục mạnh hơn, toàn bộ xã hội
trở nên xấu hơn trước.
4. T
x
- H
x
- M
x
- L
THx
- L
HTx
- L
MTx
- L
TMx
- L
MHx
- L
HMx
Đây là trường hợp mọi cái đều xấu. Toàn bộ xã hội trên con đường suy
thoái. Bạn đọc thử suy nghĩ xem, có cách nào lật ngược tình thế không? Nếu
có thời gian, bạn đọc còn có thể xem xét các trường hợp khác, ngoài bốn
trường hợp đặc biệt nói trên.
7.4.3. Phát triển nhân cách: Xây dựng và thực hiện chương trình điều
khiển
Hệ thống giáo dục–đào tạo, ít nhất, phải định hướng thực hiện điều 13 của
“Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” (xem 7.3. Con
người và môi trường: Điều khiển hành động của con người sáng tạo); lời
kêu gọi của UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hiệp
quốc) “Học để biết cách học, học để làm, học để sống chung và học để sáng
tạo” (Learning to learn, learning to do, learning to be together and learning
to create). Điều 13 nhấn mạnh mục đích của giáo dục là “phát triển đầy đủ
nhân cách và ý thức về nhân phẩm” của mỗi người thuộc nhân loại.
Nhân phẩm được hiểu rộng rãi là các phẩm chất, giá trị của con người
được phát hiện, đề cao, gìn giữ và phát triển qua nhiều thời đại mà không bị
đào thải. Có thể nói đấy là các phẩm chất, giá trị mang tính vĩnh cửu, nếu
muốn trở thành người theo đúng nghĩa, chứ không phải những giá trị cơ hội,
nhất thời. Những phẩm chất, giá trị vĩnh cửu này được ghi nhận trong các
văn kiện của Liên hiệp quốc về nhân quyền đã nói ở trên; trong các bài viết,
nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh như cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, 5
điều dạy thiếu nhi...
Xây dựng và thực hiện chương trình điều khiển phát triển nhân cách của
hệ thống giáo dục là công việc hết sức lớn, cần rất nhiều người trong xã hội
tham gia và đòi hỏi tính cụ thể rất cao. Trong mục nhỏ này, người viết chỉ
giới hạn ở việc liệt kê một số yêu cầu quan trọng, cần được tính đến khi xây
dựng và thực hiện chương trình điều khiển phát triển nhân cách.