GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 319

giọng đớt đát: “Mẹ ơi, mẹ ra bưu điện gửi tiền cho bé này đi, tội nghiệp bạn quá, chắc bạn đau lắm”.

Vừa nói, cháu vừa chỉ tay vào mục “Đừng quên họ” trong tờ báo, nơi có ảnh một em bé trạc tuổi cháu

đang nằm khóc trên giường bệnh.

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, mẹ cháu giải thích: “Hôm trước, có lần xót xa cho một đứa bé bị phỏng

cần được giúp đỡ, mình dắt cháu ra bưu điện gửi một ít tiền. Từ đó, mỗi lần thấy trong nhà có báo

mới là cháu lật ngay trang ấy (nơi có ảnh người bệnh), bảo mình phải gửi tiền giúp, dù cháu chưa

biết đọc chữ”.

Tôi mừng khi nhận ra một thói quen tốt hình thành trong cậu bé, bắt nguồn từ thái độ sống của

người mẹ.” (Bài báo “Gốc rễ lòng nhân ái” của Nguyễn Đào, đăng trên báo Phụ Nữ ngày 30/9/2005).

○ “Tôi dám chắc trên dải đất hình chữ S mến yêu này, không có ngôi làng nào đặc biệt như thế, nơi

mà những người nông dân chân tay cáu đen bùn đất lại cũng chính là những họa sĩ tài hoa... Những

điều đặc biệt ấy đều hội tụ ở làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Tây).

Họa sĩ Nguyễn Sỹ Tốt được xem là ông tổ nghề tranh của làng Cổ Đô. Tốt nghiệp khóa 1 – Trường

cao đẳng mỹ thuật Đông dương, ông lên đường nhập ngũ. Được tham dự vào những tháng ngày hào

hùng của dân tộc, ông căng hết mọi giác quan để hỏi han, ghi chép và sáng tác: Về Bác Hồ, về đời

thường của bộ đội, về những khoảnh khắc chiến tranh khét lẹt mùi thuốc súng... Các sáng tác của ông

đã ghi dấu sâu đậm trong lòng nhiều thế hệ công chúng yêu hội họa... Mỗi lần ông về thăm quê, cũng

như khi nghỉ hưu về Cổ Đô vui thú điền viên, khi ông cầm bút vẽ, con cháu ông, đám bạn bè chúng và

tụi trẻ trong làng thường túm tụm lại xem với đầy vẻ thích thú. Thấy vậy, ông liền tranh thủ chỉ bảo

chúng chút kiến thức cơ bản về nghề cầm cọ, cầm tay chúng uốn từng nét vẽ. Giấy vẽ là nền đất, sân

gạch, bút vẽ là miếng gạch non, là những cành cây khẳng khiu. Những bức tranh đầu tiên của chúng

chính là những đàn gà, chú ỉn, lũy tre, đụn rơm, bụi ruối quanh nhà... Kiến tha lâu cũng đầy tổ, bằng

những việc làm bình dị của mình, Sỹ Tốt đã gieo niềm say mê hội họa vào tâm hồn vốn đã đầy chất

nghệ thuật của dân làng. Từ 3 năm nay, ông đã thành người thiên cổ, nhưng mỗi khi đến thăm ngôi

nhà nhỏ của ông, ta như vẫn thấy hơi ấm của tài năng, lòng nhiệt tình nơi ông còn lan tỏa.

“Hội họa đã ăn vào máu chúng tôi rồi!” – dân làng vẫn tự hào vậy. Những người nông dân chân

lấm tay bùn ở đây, hết việc nông trang, lại vơ ngay lấy cọ, trộn màu rồi hóa thân bên giá vẽ. Trong

ngõ xóm, trên đường làng, bên những cây rơm, bờ tre, rặng nhãn, các em nhỏ đang say sưa vẽ những

bức tranh thơ ngây của mình lên tường, trên sân nhà hoặc trên nền đất; những giá vẽ được đặt ngay

bên những luống cày, ruộng cấy để khi ngơi tay cuốc, tay cày, hoặc khi cảm hứng sáng tác bất thần

trỗi dậy thì những nông dân lấm lem bùn đất ấy có thể ngay lập tức thả hồn mình vào tranh. Vẽ hết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.