Hơn 20 năm trôi qua. Trên đầu anh tóc trắng giờ đã nhiều hơn tóc đen,
vậy mà mỗi lần nhắc đến mẹ, anh vẫn lặng người trong nỗi xót xa ân hận vì
ngày xưa đã không biết quý trọng những năm tháng được sống bên mẹ...
3. Cô bạn thân của tôi có cuộc sống gia đình hòa thuận, ấm êm đến độ
không ít người trong số chúng tôi phải mơ ước. “Vợ chồng mình hạnh phúc
chẳng qua là do biết thương yêu, nhường nhịn nhau mà thôi – bạn tôi giải
thích – Thế nhưng, ngay cả cái điều đơn giản đó chúng mình cũng chỉ đúc
kết được sau 5 năm chung sống đầy... cãi cọ, giận hờn, khi cả hai tình cờ
phải chứng kiến sự chia ly đớn đau của một cặp vợ chồng trẻ do căn bệnh
hiểm nghèo mà người vợ không qua khỏi. Từ đó, chúng mình mới hiểu một
cách thấm thía rằng, hạnh phúc thật mong manh và con người ta có thể phải
vĩnh viễn chia tay nhau bất kỳ lúc nào vì một lý do nào đó, nằm ngoài ý
muốn... Vậy thì, còn được sống bên nhau ngày nào, hãy hết lòng yêu thương
nhau đi để sau này khỏi phải ân hận vì đã không biết sống những ngày đang
sống!”. (Bài báo “Hạnh phúc mong manh” của Nguyễn Thị Xuyến đăng
trên báo Phụ Nữ Chủ Nhật, ngày 27/7/1997)”.
Xúc cảm có thể có những cường độ và sắc thái khác nhau, góp phần tạo
nên những khí chất khác nhau. Xúc cảm dương với cường độ mạnh
thường thể hiện thành sự mong muốn mạnh mẽ thúc đẩy thực hiện hành
động tương ứng. Ví dụ như sự say mê, nhiệt tình cháy bỏng, khát vọng.
Một nhu cầu cho trước, tùy theo hành động, có thể dẫn đến những xúc
cảm vui, buồn... khác nhau. Ngược lại, các nhu cầu khác nhau, cũng tùy
theo hành động, có thể dẫn đến xúc cảm giống nhau. Ví dụ, việc thỏa
mãn các nhu cầu khác nhau có thể dẫn đến cùng một niềm vui như
nhau. Quá trình này ở những người khác nhau thì khác nhau về loại
hình, cường độ, sắc thái.
Các xúc cảm có thể kết hợp, phối hợp với nhau thành các xúc cảm phức
tạp, gọi là các xúc cảm hợp thành mang tính hệ thống. Ví dụ, buồn vui
lẫn lộn; giận thì giận mà thương thì thương; những xúc cảm không nói
nên lời.