công bằng, danh dự, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước, tình
cảm đoàn kết, lòng nhiệt tình lao động, cảm hứng sáng tạo, tình yêu đối với
cái đẹp, tình cảm cao thượng, mong muốn chia sẻ các xúc cảm, lòng vị tha,
đồng cảm, óc hài hước, ý thức sở hữu, lòng tham... Tóm lại, những xúc cảm
cao cấp là những xúc cảm thuộc các lĩnh vực nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ
và sáng tạo.
Mọi người không chỉ khác nhau về khả năng cảm nhận xúc cảm, về phản
ứng xúc cảm đối với cùng một sự kiện hoặc thông tin, mà còn ở những trạng
thái sức khỏe khác nhau, lứa tuổi khác nhau, dưới những tác động khác nhau
hoặc với các tâm trạng khác nhau. Theo thời gian, chúng ta cũng không
giống chính mình về các xúc cảm nảy sinh. Ví dụ, cùng đọc một tác phẩm
“Truyện Kiều”, những người khác nhau có những xúc cảm khác nhau. Ngay
chính một con người, khi học phổ thông đọc “Truyện Kiều” cảm nhận khác
với khi đã lớn tuổi, sau những thăng trầm của cuộc đời. Điều này có thể hiểu
được vì xúc cảm phản ánh nhu cầu và khả năng thỏa mãn hoặc không thỏa
mãn nhu cầu, có tác dụng thúc đẩy hoặc ngăn chặn hành động mà quan hệ
nhu cầu – hành động như chúng ta đã biết trong các mục 5.2. Các nhu cầu
của cá nhân, 5.3. Hành động, rất phức tạp. Nói cách khác, hầu hết những gì
trình bày trong các mục nói về nhu cầu và hành động đều có thể dùng cho
xúc cảm. Dưới đây, người viết nhấn mạnh một số ý:
Xúc cảm phản ánh nhu cầu từ hai phía: Phía nhu cầu cá nhân vốn có
(mang tính chất chung) và phía mục đích (cụ thể hơn) do cá nhân đề ra
để hành động (nhằm thỏa mãn nhu cầu) trong bối cảnh các điều kiện
ảnh hưởng đến việc có thể thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu. Nói
cách khác, xúc cảm làm cụ thể hóa nhu cầu và tạo ra các xung lực kích
thích bên trong để chủ thể hành động một cách cụ thể. Ví dụ, nhu cầu
ăn tuy dẫn đến hành động ăn nhưng xúc cảm chỉ ra cụ thể hơn: Thích
ăn thịt bò hơn thịt heo, thích ăn ở quán này hơn quán kia...
Xúc cảm có thể được tạo ra nhờ tự trải nghiệm (kiểu “Có nuôi con mới
hiểu lòng cha mẹ”, “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, “Qua cầu