GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 75

Hình 44: Sơ đồ phương pháp thử và sai, được chi tiết hóa dựa trên mô

hình tư duy của Hình 43

Nếu như ở mục 5.7. Mô hình nhu cầu – hành động và các khả năng của

tư duy nói chung và mục nhỏ 5.7.3. Mối quan hệ giữa tư duy và các yếu tố
độc lập khác
nói riêng, chúng ta đã coi tư duy như một yếu tố (một ô trên
Hình 39) thì từ nay trở đi, theo mô hình tư duy (xem Hình 43) chúng ta phải
coi tư duy như một hệ thống với cấu trúc phức tạp. Trong nhiều trường hợp,
thay vì xem xét chung chung, chúng ta cần phải đi vào cụ thể hơn. Ví dụ, nói
xúc cảm ảnh hưởng lên tư duy là nói chung chung. Cụ thể hơn, xúc cảm ảnh
hưởng lên trí nhớ, tiếp thu thông tin, xử lý thông tin, phát ý tưởng và sự ảnh
hưởng này có thể xảy ra ở ba mức: Ý thức, tiềm thức và vô thức. Chưa kể,
có khi cần cụ thể hơn nữa, như còn phải tính đến loại (tốt, xấu) và cường độ
ảnh hưởng khác nhau của cùng một xúc cảm lên các giai đoạn riêng rẽ (tiếp
thu thông tin, xử lý thông tin, phát ý tưởng) khác nhau. Trong các mục tiếp
theo, khi đi sâu vào từng giai đoạn, chúng ta còn thấy mỗi giai đoạn cũng có
cấu trúc của nó. Thế giới bên trong mỗi người nói chung, tư duy nói riêng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.