GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 81

6.3.2. Chuỗi truyền thông tin

Lý thuyết toán học về truyền thông tin (Mathematical Theory of

Communication) hay còn gọi tắt là lý thuyết thông tin được C.E. Shannon
công bố chính thức vào năm 1948. Như tên gọi, lý thuyết xây dựng bằng
ngôn ngữ toán học. Nói đến toán học, bạn đọc có thể hình dung, thứ nhất,
trong lý thuyết có nhiều hiện tượng thực tế được khái quát và lý tưởng hóa ở
mức cao. Thứ hai, trong lý thuyết có nhiều công thức toán học mà không
phải ai cũng thích làm việc với chúng. Trong bộ sách “Sáng tạo và đổi
mới”
, đề cập đến lý thuyết thông tin, người viết chỉ trình bày mô hình định
tính quá trình truyền thông tin (hay còn gọi là chuỗi truyền thông tin) và các
khái niệm liên quan nhằm giúp bạn đọc có thể áp dụng những ý tưởng của lý
thuyết thông tin vào quá trình suy nghĩ của mình một cách phù hợp. Quá
trình truyền thông tin được hiểu là quá trình tái tạo một cách chính xác hoặc
gần chính xác với độ sai lệch chấp nhận được, thông tin có ở địa điểm này
thành thông tin có ở địa điểm khác hoặc các địa điểm khác.

Chúng ta cùng hình dung một lớp học, ở đó thầy giáo đang giảng bài cho

cả lớp nghe, có tiếng rì rầm của mấy học sinh nói chuyện riêng, tiếng còi,
động cơ xe từ ngoài phố vọng vào. Ở đây có thông tin truyền từ thầy giáo
đến học sinh. Quá trình truyền thông tin này có thể chi tiết hóa và đơn giản
hóa cho dễ hiểu như sau:

Các thông tin xuất phát là các ý nghĩ có trong óc của thầy giáo. Chúng thể

hiện thành lời nói của thầy truyền vào không khí. Sóng âm thanh lan truyền
đi, đập vào màng nhĩ, ví dụ, của học sinh A biến thành các xung điện thần
kinh chạy đến trung khu thần kinh: Học sinh A thu được thông tin từ thầy
giáo gởi đến. Tuy nhiên, khi lời nói của thầy đến được học sinh A, lời nói đó
không còn như ban đầu vì năng lượng âm thanh suy giảm trên đường đi và
âm thanh lời nói của thầy tương tác với những âm thanh khác như tiếng học
sinh nói chuyện riêng, tiếng còi, động cơ xe từ ngoài phố vọng vào. Chưa
kể, lời nói của thầy và các tiếng động khác cùng lúc đập vào màng nhĩ học
sinh A. Tất cả những điều nói trên làm cho thông tin học sinh A nhận được
có phần sai lệch so với thông tin ban đầu gởi đi từ thầy giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.