GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 83

công việc biến đổi hình thức thông tin để phù hợp với kênh truyền được gọi
là bộ phận mã hóa, còn hình thức thông tin được gọi là mã thông tin.

Thông tin đã được mã hóa di chuyển trong kênh truyền đến bộ phận thu,

thường có mã không thích hợp với bộ phận thu. Điều này đòi hỏi phải có bộ
phận giải mã: Hoặc biến đổi ngược trở lại thông tin đã được mã hóa thành
hình thức ban đầu, hoặc biến đổi thành hình thức khác (mã khác) để bộ phận
thu có thể thu được thông tin. Ví dụ, âm thanh lời nói của thầy giáo đập vào
màng nhĩ của học sinh A. Màng nhĩ làm công việc giải mã: Biến đổi âm
thanh thành các xung điện thần kinh, thích hợp với trung khu thần kinh là
nơi thu thông tin.

Bộ phận thu thông tin có thể lưu giữ, tích lũy, sử dụng hoặc/và truyền

thông tin đi tiếp. Thực tế cho thấy, thông tin có thể truyền theo nhiều chuỗi
nối tiếp nhau, xem Hình 46.

Hình 46: Các chuỗi truyền thông tin

Ví dụ, bạn gọi điện thoại hữu tuyến cho một người nào đó. Ở đây, có ba

kênh truyền. Kênh truyền thứ nhất là không khí giữa miệng bạn và màng
rung ống nói điện thoại của bạn. Kênh truyền thứ hai là dây điện nối điện
thoại của bạn với điện thoại của người bạn gọi. Kênh truyền thứ ba là không
khí giữa màng rung ống nghe điện thoại của người bạn gọi và màng nhĩ của
người đó. Khi bạn nói vào ống nói điện thoại của bạn, tiếng nói của bạn
chính là các ý nghĩ của bạn được mã hóa lần thứ nhất dưới dạng âm thanh
truyền trong kênh truyền thứ nhất. Âm thanh này đập vào màng rung của
ống nói điện thoại của bạn, được mã hóa lần thứ hai thành tín hiệu điện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.