GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 87

đầu ra (lời phát biểu ý tưởng lời giải). Đi sâu hơn nữa, chúng ta thấy, quá
trình truyền và biến đổi thông tin trong tư duy gồm hai quá trình, có thể xảy
ra xen kẽ nhau hoặc cùng một lúc. Chúng đều góp phần làm tăng tốc độ quá
trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Quá trình thứ nhất chính là quá trình truyền và biến đổi thông tin, hiểu

theo nghĩa phát, mã hóa, truyền, giải mã và thu thông tin, là đối tượng
nghiên cứu và tác động của lý thuyết thông tin. Từ nay trở đi, người viết đặt
tên cho quá trình này là quá trình một và viết tắt là QT1. Tính thông suốt
của quá trình truyền thông tin nói chung đã được thảo luận trong mục nhỏ
6.3.3. Ở đây, chúng ta sẽ áp dụng những luận điểm ấy cho QT1.

Quá trình thứ hai là quá trình biến đổi thông tin thành tri thức (tư duy

sáng tạo), hiểu theo nghĩa biến thông tin tiếp thu thành thông tin có đồng
thời tính mới và tính ích lợi so với thông tin tiếp thu. Từ nay trở đi, người
viết đặt tên cho quá trình này là quá trình hai và viết tắt là QT2.

Đầu tiên chúng ta xem xét QT1, khi người giải suy nghĩ giải bài toán.

Nhìn dưới góc độ các chuỗi truyền thông tin (xem các Hình 45, Hình 46),
các loại kênh dẫn thông tin từ ngoài vào trong gồm: 1) từ môi trường bên
ngoài đến các giác quan, 2) từ các giác quan lên trung khu thần kinh tiếp
thu, 3) các kênh truyền các ý nghĩ dưới dạng các xung điện chạy trong các
khu vực tương ứng của vỏ não. Tương tự như vậy, có cả những kênh dẫn
thông tin theo chiều ngược lại: Từ trong ra ngoài. Nếu như các kênh truyền
loại một (từ môi trường bên ngoài đến các giác quan) có thể tăng tính thông
suốt một cách dễ dàng nhờ các phương tiện ngày càng hiện đại của công
nghệ thông tin (xem mục nhỏ 6.3.3) thì hai loại kênh sau (nằm trong hệ thần
kinh) khó thay đổi hơn nhiều. Tương tự như vậy đối với những kênh dẫn
thông tin từ trong ra ngoài.

Bản thân người suy nghĩ giải bài toán, tùy từng lúc, còn phải thực hiện

chức năng của một, hai, ba hay cả bốn bộ phận kia của chuỗi truyền thông
tin: Phát, mã hóa, giải mã, thu.

Nhìn chung, có thể luyện tập để tăng tốc độ thu, phát thông tin của các bộ

phận cơ thể người như: Nghe, nhìn, viết, nói, làm các động tác ra hiệu... (ví

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.