dụ, các phương pháp đọc nhanh – Speed Reading) nhưng chưa có những đột
phá đáng kể. Làm tăng tốc độ thu, phát, truyền các thông tin là các ý nghĩ
chạy trong hệ thần kinh của người giải bài toán còn là đề tài của các truyện
khoa học viễn tưởng.
Các bộ phận mà người suy nghĩ có thể tác động một cách chủ động hơn là
mã hóa và giải mã, hay nói chung biến đổi thông tin ở hình thức này thành
thông tin ở hình thức khác. Làm tốt điều này, thông tin ở hình thức mới sẽ
được xử lý nhanh hơn nhờ những kiến thức (lôgích các quy luật) của một
hoặc nhóm khoa học nào đó. Ví dụ, bài toán dưới đây có các thông tin dưới
dạng là các từ, ngữ dùng trong đời sống hàng ngày:
“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi mấy gà, mấy chó?”
Nếu người suy nghĩ, biến đổi (phiên dịch) được hình thức thông tin nói
trên (ngôn ngữ đời thường) sang hình thức (ngôn ngữ) toán học thì người đó
có được cơ hội lớn: Sử dụng các kiến thức (lôgích) toán học để xử lý thông
tin. Do vậy, bài toán cho trước được giải nhanh hơn. Nói cách khác, tính
thông suốt tăng lên. Đi vào cụ thể, chúng ta có:
Đặt số gà là x, vậy số chó là (36 - x). Từ đây ta có phương trình:
2x + 4(36 - x) = 100
2x +144 -4x = 100
2x = 44
Số gà: x = 22
Số chó: 36 - 22 = 14
Bài toán nói trên thuộc các bài toán, giải được nhờ biến đổi hình thức
thông tin (mã hóa, giải mã) để chuyển chúng thành các bài toán chuyên môn
với việc sử dụng ngay các kiến thức chuyên môn (thực chất là sử dụng các