Hình 101: Khó khăn trong việc liên thông hai chiều giữa phép biện
chứng và các khoa học chuyên ngành
Còn đứng ở góc độ từng con người cụ thể học phép biện chứng và muốn
áp dụng nó thành công vào thực tế, tình hình “liên thông” còn phức tạp hơn
nhiều nữa.
Mỗi khoa học ngày nay có đối tượng nghiên cứu và tác động biến đổi
của riêng mình. Do vậy, chúng ta không đặt vấn đề đòi hỏi triết học
phải tự “hạ xuống” thành các khoa học cụ thể và ngược lại, các khoa
học chuyên ngành phải “tự nâng lên” thành khoa học khái quát nhất.
Vấn đề nằm ở chỗ, “cần có thêm” các khoa học mới để lấp khoảng
cách cụ thể – trừu tượng, cụ thể – khái quát, cụ thể – chung nhất
(khoảng cách đó được minh họa trên Hình 101). Một trong những
nhiệm vụ của những khoa học mới này là xây dựng cầu nối hai chiều
(hệ thống các công cụ) giữa phép biện chứng và các khoa học, lĩnh vực
chuyên ngành cụ thể. Ở đây có vấn đề tương tự như vấn đề được mô tả