trên Hình 97: Cầu nối hai chiều giữa cụ thể và khái quát nhờ diễn dịch
(DD) và quy nạp (QN), nhưng khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều, ít
nhất, vì ba lý do:
Thứ nhất, khoảng cách mô tả trên Hình 101 rất xa. Thứ hai, lôgích nói đến
ở đây, chủ yếu, là lôgích biện chứng chứ không phải lôgích hình thức. Do
hoàn cảnh lịch sử để lại, cho đến thế kỷ 17, lôgích hình thức chiếm vị trí độc
tôn như là học thuyết duy nhất về các quy luật và hình thức của tư duy (xem
Chương 8: Tư duy lôgích). Lôgích hình thức mới nghiên cứu các quy luật,
hình thức phản ánh sự không thay đổi, đứng yên của hiện thực khách quan
trong tư duy. Trong khi đó, lôgích biện chứng nghiên cứu sự phản ánh trong
các quy luật và hình thức của tư duy các quá trình phát triển, các mâu thuẫn
bên trong của các hiện tượng, sự thay đổi về chất, sự chuyển hóa từ hiện
tượng này sang hiện tượng khác... và sự phát triển của chính tư duy. Thứ ba,
trong trường hợp lý tưởng, cầu nối hai chiều phải dễ dàng qua lại ngay cả
đối với mỗi người cụ thể có học phép biện chứng, chứ không phải chỉ dành
riêng cho các nhà khoa học, sáng chế xuất sắc.
Nói một cách hình ảnh, chiếc cầu nối nói trên giống như chiếc cầu thang
hai chiều mà mỗi bậc của nó vừa sức cho mỗi người bình thường (xem Hình
102), để khi cần, người đó dễ dàng “leo lầu” và “xuống lầu”, từ cái cụ thể
nhất đến cái trừu tượng, khái quát, chung nhất và ngược lại.