GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 127

đoạn, hiếm khi đi hết được tất cả các giai đoạn của quá trình nhận thức liệt
kê ở trên. Có những con người cụ thể không tự làm được giai đoạn nào hết
trong suốt cuộc đời của mình.

Mặt khác, “... triết học Mác–Lênin khẳng định: “không có chân lý trừu

tượng”, “rằng chân lý luôn luôn là cụ thể”. Chân lý là cụ thể bởi vì đối
tượng mà chân lý phản ánh bao giờ cũng tồn tại một cách cụ thể, trong
những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể với những quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ
chân lý nào cũng phải gắn với điều kiện lịch sử–cụ thể. Nếu thoát ly khỏi
điều kiện lịch sử–cụ thể thì cái vốn là chân lý sẽ không còn là chân lý nữa”
(Trích sách đã dẫn, trang 374). Bạn đọc có thể nhớ lại khái niệm phạm vi áp
dụng cùng nhiều ví dụ minh họa đã trình bày trong quyển một và quyển hai.

Do vậy, để người học cụ thể thấy vai trò quan trọng của phép biện chứng

trong nhận thức (tư duy) cũng như trong hành động, các ích lợi của phép
biện chứng đem đến cho người học phải là các ích lợi cụ thể chứ không phải
các ích lợi trừu tượng. Rất tiếc, hiện nay chưa có các công cụ (hiểu theo
nghĩa rộng) cụ thể có thể dạy và học được, giúp người học cụ thể biến các
ích lợi tiềm năng của phép biện chứng thành các ích lợi cụ thể, khi người đó
phải suy nghĩ giải quyết vấn đề cụ thể, ra quyết định cụ thể.

Tóm lại, đứng ở góc độ của các lĩnh vực khoa học khác nhau, xét về mức

độ quan hệ cụ thể – trừu tượng, cụ thể – khái quát, cụ thể – chung nhất, có
một khoảng cách lớn và chưa có các cầu nối hai chiều giữa phép biện chứng
với các khoa học chuyên ngành nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thế
giới, ở các mức độ cụ thể khác nhau (xem Hình 101).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.