chứa sẵn cách giải quyết mọi vấn đề trong hoạt động nhận thức cũng như
hoạt động thực tiễn. Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề
đó, bên cạnh tri thức triết học còn cần có hàng loạt tri thức của các khoa học
cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách
trực tiếp ở mỗi con người. Thiếu những tri thức đó thì việc vận dụng những
nguyên lý triết học chung không những khó mang lại hiệu quả mà trong
nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều.
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh cả
hai thái cực sai lầm: Hoặc là xem thường triết học và do đó sẽ sa vào tình
trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, đi đến
chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo
trong công tác; hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của triết học và do đó sẽ sa vào
chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy móc những nguyên lý, những
quy luật chung vào từng trường hợp riêng mà không tính đến tình hình cụ
thể trong từng trường hợp riêng và kết quả là dễ bị vấp váp, thất bại”.
“... Chính vì vậy, để đẩy mạnh sự phát triển của khoa học cụ thể cũng như
bản thân triết học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận
triết học và các nhà khoa học khác là hết sức cần thiết”.
Rất tiếc, vẫn có một thực tế là, các ích lợi của phép biện chứng chưa trở
thành hiện thực rộng rãi như khả năng của nó và như mong muốn của nhiều
người. Điều mong muốn này không chỉ của những người nghiên cứu, dạy và
học phép biện chứng mà cả của những nhà quản lý, lãnh đạo các cấp. Mặc
dù, “Nó (môn triết học Mác–Lênin – người viết giải thích theo ngữ cảnh của
đoạn văn) đã và đang được tuổi trẻ học đường, cán bộ, đảng viên và toàn
dân ta tiếp đón nhiệt tình và say mê học tập, nghiên cứu nghiêm túc” (Trích
“Lời nhà xuất bản”, sách đã dẫn, trang 7).
Dưới đây, người viết thử nêu một số trong các lý do có thể có, dẫn đến
tình trạng không mong muốn nêu trên:
1) Phép biện chứng nói riêng, triết học nói chung là môn học mang tính
trừu tượng và khái quát cao nhất, không được người học tiếp nhận một cách
trực tiếp thông qua các giác quan như các môn học trực quan. Cho nên, phép