Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001 cho thấy:
“... triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng
như đời sống xã hội và tư duy con người”.
“... Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít, do tính đúng
đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân tố định hướng cho hoạt
động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát của
phương pháp luận”.
“... Nắm vững triết học Mác–Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới
quan khoa học mà còn là xác định một phương pháp luận đúng đắn”.
“...Việc nắm vững triết học Mác–Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá
trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo của
mình. Đó còn là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
nói chung, của công cuộc đổi mới hiện nay nói riêng”.
“... Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để
phòng và chống chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó
vừa là kết quả vừa là mục đích trực tiếp của việc nghiên cứu lý luận triết học
nói chung, triết học Mác–Lênin nói riêng”.
Mặc dù đã có những lưu ý và lời khuyên về việc làm thế nào để biến các
ích lợi tiềm năng của phép biện chứng thành hiện thực:
“... Tuy nhiên, triết học Mác–Lênin không thay thế cho các bộ môn khoa
học khác trong việc nhận thức thế giới. Nó đoạn tuyệt với quan niệm triết
học là “khoa học của các khoa học” như tham vọng của nền triết học tự
nhiên trước kia, mà xem sự gắn bó với các khoa học cụ thể là một điều kiện
tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Đến lượt mình, triết học Mác–
Lênin đưa lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển
khoa học”.
“... Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là chỉ cần nắm được triết học
Mác–Lênin thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể do cuộc
sống đặt ra. Triết học Mác–Lênin không phải là một đơn thuốc vạn năng