GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 13

của chúng và các quy luật, nguyên tắc, quy tắc biến đổi mà chúng phải tuân
theo để có những kết luận đúng. Nói một cách dễ hiểu, điều này cũng tương
tự như trong đẳng thức sau: (a+b)

2

= a

2

+ 2ab + b

2

, người ta không quan tâm

a, b là những con số cụ thể nào, do đâu mà có, sẽ được dùng làm gì, quy tắc
biến đổi ở trên vẫn luôn luôn có hiệu lực. Lôgích học hình thức tựa như
nghiên cứu các ý nghĩ có sẵn (khái niệm, phán đoán...) và thiết lập sự tương
quan nhất định (kiểu như các đẳng thức, các biến đổi) giữa chúng. Bằng
cách đó, lôgích học hình thức không chú ý đến các điều kiện (tâm lý, hoàn
cảnh bên ngoài) trực tiếp làm phát sinh và phát triển các ý nghĩ dưới dạng
các khái niệm, phán đoán, suy luận. Đi xa hơn nữa trong việc hình thức hóa,
G. Boole (1815 – 1864) xây dựng đại số lôgích với việc sử dụng các ký hiệu
toán học và toán học hóa các lập luận lôgích. N. Wiener, cha đẻ của điều
khiển học nhấn mạnh, không có lôgích toán học thì không có điều khiển học
kỹ thuật. Ở đó, các hệ thống tự động và máy tính phải sử dụng đại số lôgích,
là phần đầu tiên của lôgích học hình thức hiện đại. Trong các hệ thống điều
khiển, các mạch rơle–tiếp điểm mô hình hóa các thao tác lôgích đóng vai trò
rất quan trọng. G.Y. Povarov cho rằng: “Lôgích toán học là công cụ cần
thiết để “máy hóa” lao động trí óc”
.

Hiện nay có không ít sách, kể cả sách giáo khoa về lôgích học hình thức

bằng tiếng Việt (xem phần Tài liệu tham khảo và nên tìm đọc thêm ở cuối
quyển sách này) và lôgích học là môn học bắt buộc dạy trong nhiều trường
đại học, cao đẳng. Do vậy, về lôgích học hình thức, người viết chỉ trình bày
vắn tắt và nhấn mạnh những ý mà chủ quan người viết cho là quan trọng,
cần thiết, đóng vai trò các kiến thức cơ sở của môn học PPLSTVĐM. Đồng
thời, cũng trong Chương 8 này, người viết sẽ cụ thể hóa một số ứng dụng
lôgích học hình thức vào các giai đoạn của quá trình suy nghĩ giải quyết vấn
đề và ra quyết định như tiếp thu thông tin (hiểu bài toán), xử lý thông tin,
phát ý tưởng lời giải (xem Hình 43: Mô hình tư duy trong ngữ cảnh của mô
hình nhu cầu–hành động
của quyển hai “Thế giới bên trong con người sáng
tạo”
), dưới dạng liên quan đến suy luận, giả thiết, chứng minh, bác bỏ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.