phát triển cụ thể trong thực tế có thể nhiều hơn hai, điều đó tùy theo tính
chất của một quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải hai lần.
Mặt khác, trong số rất nhiều lần phủ định của một chu kỳ phát triển biện
chứng, tất cả các lần phủ định đó vẫn có thể khái quát lại là hai lần: Phủ định
biện chứng lần thứ nhất là loại phủ định chuyển cái xuất phát thành cái đối
lập với mình, phủ định biện chứng lần thứ hai là loại phủ định chuyển cái
trung gian thành cái đối lập của nó và, do đó, làm xuất hiện sự vật dường
như lặp lại cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
Từ một số lập luận trên đây, chúng ta có thể hiểu nội dung cơ bản của quy
luật phủ định của phủ định như sau:
Quy luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái
phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định
sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát
triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn truớc, lặp lại
một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn;
do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà
theo đường xoáy ốc.
9.3. Về việc áp dụng phép biện chứng
vào lĩnh vực sáng tạo và đổi mới
Các nhận xét trình bày dưới đây có các mục đích làm rõ một số luận điểm
của phép biện chứng cần thiết nhất đối với lĩnh vực sáng tạo và đổi mới;
nhấn mạnh những điểm cần đặc biệt lưu ý khi xây dựng PPLSTVĐM, cụ thể
là TRIZ, theo sơ đồ được mô tả trên Hình 103; cung cấp một số lời khuyên
mang tính thực tế, đem lại ích lợi cho những người muốn áp dụng tư duy
biện chứng vào quá trình giải quyết vấn đề và ra quyết định của mình:
Trong hệ thống “thế giới – con người”, phép biện chứng duy vật nghiên
cứu: Các quy luật chung nhất (phổ biến) về sự phát triển của tự nhiên,