xã hội và tư duy; vật chất trong các hình thức tồn tại chung nhất; các
mối liên hệ giữa vật chất và ý thức; các mối liên hệ giữa tư duy và tồn
tại, kể cả lôgích của nhận thức biện chứng.
Phép biện chứng duy vật có các thành phần cấu trúc (bộ phận, yếu tố) sau:
1) Các nguyên lý lý thuyết (sẽ gọi tắt là nguyên lý)
Có các nguyên lý như: nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế giới;
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quyết định luận; nguyên lý về sự phát
triển (xem mục nhỏ 9.2.1); nguyên lý về sự phản ánh; nguyên lý về tính cụ
thể và tương tác...
Một mặt, các nguyên lý là các ý tưởng chủ đạo, các quy tắc nền tảng
chung, tạo thành cơ sở của phép biện chứng. Mặt khác, từng nguyên lý có
thể tạo ra một lý thuyết mà sự liên kết giữa các nguyên lý đó tạo thành lý
thuyết trọn vẹn của phép biện chứng. Các nguyên lý được thể hiện trong các
quy luật và các phạm trù.
2) Các quy luật
Là học thuyết về sự phát triển, phép biện chứng nghiên cứu các mối quan
hệ, khía cạnh, liên kết khách quan thể hiện bản chất của sự phát triển. Chúng
chính là các quy luật của phép biện chứng.
Các quy luật của phép biện chứng phân ra thành các quy luật cơ bản
(Basic Laws of Dialectics) và không cơ bản (Non-Basic Laws of Dialectics).
Các quy luật cơ bản đã được trình bày trong mục nhỏ 9.2.2. Đấy là quy luật
về lượng–chất, cho thấy cơ chế của sự phát triển; quy luật về đối lập chỉ ra
nguồn gốc của sự phát triển và quy luật về phủ định xác định tính định
hướng của quá trình phát triển.
Các quy luật không cơ bản của phép biện chứng thể hiện quá trình phát
triển của một khía cạnh, phương diện nhất định. Chúng bổ sung cho các quy
luật cơ bản của phép biện chứng và cũng có cơ sở là các nguyên lý. Ví dụ,
quy luật về tính nhân–quả, quy luật về quan hệ tương hỗ giữa tất nhiên và
ngẫu nhiên, quy luật về quan hệ tương hỗ giữa khả năng và hiện thực... có
cơ sở là nguyên lý quyết định luận; quy luật về quan hệ tương hỗ giữa hình