Hình 104: Các quy luật không cơ bản – Các cặp phạm trù của phép
biện chứng với ví dụ minh họa kèm theo
Việc phân chia các quy luật của phép biện chứng thành các quy luật cơ
bản và không cơ bản mang tính quy ước nhất định. Vì, nhìn dưới góc độ
phát triển, các quy luật không cơ bản có những đóng góp đáng kể làm rõ sự
phát triển. Không hạ thấp vai trò của các quy luật không cơ bản, tuy vậy, vẫn
có những lý do để xem quy luật về lượng–chất, quy luật về phủ định và quy
luật về đối lập là ba quy luật cơ bản:
Thứ nhất, ba quy luật cơ bản xác định cái chủ yếu và bản chất của sự phát
triển một cách trọn vẹn. Cùng với nhau, chúng cần và đủ để phản ánh sự
phát triển của các hệ thống vật chất dưới dạng các khái niệm. Trong khi đó,
các quy luật không cơ bản dựa trên nguyên lý quyết định luận như khả
năng–hiện thực, nguyên nhân–kết quả chỉ trở thành các quy luật về sự phát
triển khi có quan hệ trực tiếp với sự phát triển, với quá trình phát triển. Lúc
này, các quy luật không cơ bản làm rõ những khả năng của sự phát triển; bổ
sung tính đặc thù, độc đáo vào sự phát triển; làm sâu sắc và cụ thể hóa các
quy luật cơ bản. Nói chung, trong bất kỳ trường hợp nào, các quy luật không
cơ bản làm phong phú thêm quan niệm về sự phát triển. Ví dụ, nhờ có các
quy luật không cơ bản mà có được sự phong phú các khả năng, sự đa dạng
các mâu thuẫn trong quan hệ tương hỗ giữa hình thức và nội dung, sự khác
nhau trong chuyển hóa các điều kiện thành nguyên nhân và nguyên nhân
thành kết quả, tùy theo các hoàn cảnh cụ thể...
Tuy nhiên, khi không có sự phát triển (chỉ có sự vận động thuần túy), các
quy luật không cơ bản vẫn hoạt động mà không có mặt các quy luật cơ bản.
Bởi vì các quy luật không cơ bản dùng cho cả sự vận động nói chung. Chẳng
hạn, trong lôgích hình thức vẫn có quan hệ nhân–quả, mặc dù lôgích hình
thức chỉ nghiên cứu các đối tượng ở các trạng thái, quá trình, tương tác
tương đối ổn định, không thay đổi. Nếu chỉ xét riêng trong phạm vi tác động
của nguyên lý quyết định luận, mà nguyên lý đó bao quát tất cả các mối liên
hệ có thể có của các sự vật trên thế giới, các quy luật không cơ bản (tức là
các cặp phạm trù cơ bản liên quan) là các quy luật “cơ bản” trong ý nghĩa