kiểm tra bằng thực tiễn của lĩnh vực chuyên ngành cho trước. Nói cách
khác, sử dụng luận điểm thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý để thiết lập quan
hệ phản hồi (xem mục 7.2. Điều khiển học: Một số ý tưởng cơ bản chung
của quyển hai) thường xuyên giữa nghiên cứu và thực tiễn của lĩnh vực
chuyên ngành cho trước nói chung, cũng như giữa quá trình giải quyết vấn
đề, ra quyết định và thực tiễn của lĩnh vực sáng tạo và đổi mới nói riêng.
G.S. Alshuller, tác giả của TRIZ, đã có nhiều nỗ lực và đóng góp vào
việc vận dụng phép biện chứng vào lĩnh vực sáng tạo và đổi mới.
Người viết, trong phần còn lại của chương 9 này, cố gắng tái hiện, chi
tiết hóa một số ý tưởng của ông và kết quả mà ông đã thu được.
Công việc sáng tạo và đổi mới có mục đích tạo ra sự phát triển đầy đủ,
liên tục, ổn định và bền vững bằng các nỗ lực nhận thức, tư duy giải quyết
vấn đề, hành động cải tạo thế giới cũng như chính bản thân mình của con
người. Cho nên, nguyên lý về sự phát triển và ba quy luật cơ bản về phát
triển của phép biện chứng (xem mục 9.2. Phép biện chứng: Nguyên lý và
các quy luật cơ bản về sự phát triển), một cách lôgích, trở thành cơ sở triết
học tất yếu của lĩnh vực sáng tạo và đổi mới.
G.S. Altshuller đã xây dựng TRIZ (xem Hình 103), trong đó có những
công cụ, lời khuyên lồng các luận điểm của phép biện chứng, giúp người sử
dụng thu được nhiều ích lợi từ chính những luận điểm ấy, khi giải quyết các
vấn đề cụ thể. Trong tinh thần đó, dưới đây, người viết sẽ trình bày các luận
điểm của phép biện chứng thiên về ứng dụng cụ thể hơn cho lĩnh vực sáng
tạo và đổi mới (xem các mũi tên đi từ phép biện chứng xuống lĩnh vực sáng
tạo và đổi mới trên Hình 103).
Trước tiên, người viết nhấn mạnh một số điểm chính cần lưu ý về sự phát
triển theo quan niệm của phép biện chứng trong sự liên hệ với thực tế thực
hiện giải quyết vấn đề và ra quyết định của lĩnh vực sáng tạo và đổi mới.
Hình thức xoáy ốc của sự phát triển theo phép biện chứng (xem mục nhỏ
9.2.1. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng) được minh họa trên