GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 171

b) Có sự vận động (thay đổi về lượng) của các mặt đối lập (Đ) và (‐Đ). Sự

tương tác giữa các mặt đối lập là hài hòa. Đối tượng cho trước hoạt động tốt
hơn.

c) và d) Sự thay đổi của các mặt đối lập tiếp tục xảy ra, đặc biệt, khi xuất

hiện chất mới CM sự tương tác giữa các mặt đối lập trở nên không hài hòa,
thậm chí xung đột. Mâu thuẫn nảy sinh.

e) Mâu thuẫn được giải quyết tạo nên sự thống nhất mới giữa các mặt đối

lập (Đ’) và (‐Đ’). Thống nhất (n+1) thay thế (phủ định) thống nhất (n) và cứ
như thế... không có tận cùng.

9.4. Tư duy biện chứng trong lĩnh vực
sáng tạo và đổi mới

9.4.1. Tư duy biện chứng: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân

các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại, vận động, phát triển độc lập ở bên
ngoài ý thức con người. Biện chứng chủ quan là phạm trù để chỉ tư duy biện
chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào
óc con người. Theo nghĩa triết học, tư duy biện chứng chính là biện chứng
khách quan phản ánh trong óc của con người, còn gọi là lôgích biện chứng.

Trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới, tư duy biện chứng được hiểu hẹp và

cụ thể hơn. Đấy là tư duy sử dụng các luận điểm về phát triển của phép biện
chứng vào giải quyết các vấn đề và ra các quyết định để tạo ra sự phát triển
trong nhận thức (làm các phát minh) và biến đổi hiện thực (làm các sáng
chế).

Như chúng ta đã biết, phép biện chứng là khoa học về sự phát triển của tự

nhiên, xã hội và tư duy. Do tính thống nhất vật chất của thế giới, sự phát
triển nhờ sáng tạo và đổi mới của con người tạo ra cũng nằm trong sự phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.